Saudi Arabia và Nga đang bàn luận nâng sản lượng dầu thô trong và ngoài OPEC khoảng 1 triệu thùng/ngày, vài tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trum phàn nàn về giá dầu cao giả tạo.
Riyadh và Moscow chuẩn bị nới lỏng việc cắt giảm sản lượng để làm yên lòng lo lắng của khách hàng về nguồn cung, Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia ông Khalid al-Falih bổ sung rằng bất cứ động thái nào như vậy sẽ thực hiện dần dần để không gây sốc cho thị trường.
Việc nâng sản lượng sẽ nới lỏng việc hạn chế nguồn cung đã kéo dài 17 tháng trong bối cảnh lo ngại giá tăng quá xa, khi dầu thô Brent đã đạt mức cao nhất kể từ cuối năm 2014 tại 80,5 USD/thùng trong tháng này.
Tháng trước ông Trump đã kêu rằng OPEC thúc đẩy giá dầu một cách giả tạo. Tổng thư ký OPEC, ông Mahammad Barkindo cho biết lên quan tới cuộc họp tại Saudi Arabia vào ngày 20/4 rằng “chúng tôi đã nhóm họp tại Jeddah khi chúng tôi đọc tiếng kêu này”. Barkindo đã nói với các Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia và Nga trong một diễn đàn kinh tế của Nga ở St. Petersburg “tôi nghĩ tôi được thúc giục bởi Khalid Ai-Falih rằng có lẽ chúng tôi cần đáp ứng. Chúng tôi ở OPEC luôn tự hào là bạn của Mỹ”.
Tổ chức OPEC và các đồng minh dẫn đầu là Nga đã đồng ý hạn chế sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày đến hết năm 2018 để giảm dự trữ toàn cầu, nhưng dự trữ hiện nay đã gần mục tiêu của OPEC.
Trong tháng 4, những nước tham gia hiệp ước đã cắt giảm nhiều hơn yêu cầu 52%, với sản lượng đang giảm từ cuộc khủng hoảng của Venezuela giúp OPEC cắt giảm nhiều hơn dự định.
Ông Barkindo cũng cho biết điều đó không phải là bất thường khi một số thư ký năng lượng của Mỹ đã yêu cầu tổ chức sản xuất này giúp giảm giá dầu trong quá khứ.
Giá dầu đã giảm hơn 2% xuống 77 USD/thùng trong ngày 25/5 do Saudi Arabia và Nga cho biết họ sẵn sàng nới lỏng hạn chế nguồn cung.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết việc cắt giảm hiện nay thực sự là 2,7 triệu thùng/ngày do sản lượng giảm tại Venezuela nhiều hơn khoảng 1 triệu thùng/ngày so với mức cắt giảm ban đầu đã thỏa thuận.
Tuy nhiên, Novak đã từ chối cho biết liệu OPEC và Nga sẽ quyết định tăng sản lượng 1 triệu thùng/ngày tại cuộc họp tới trong tháng 6 hay không.
Các cuộc đàm phán ban đầu được dẫn dắt bởi các Bộ trưởng Saudi Arabia và Nga tại St. Peetersburg trong tuần qua cùng với đối tác của họ từ UAE hiện là chủ tịch OPEC. Các Bộ trưởng trong và ngoài OPEC nhóm họp tại Vienna vào ngày 22-23/6, và quyết định cuối cùng sẽ đưa ra tại đó.
Các cuộc đàm phán hiện nay nhằm nới lỏng mức tuân thủ cắt giảm sản lượng cao kỷ lục, trong một nỗ lực làm nguội thị trường này sau khi giá dầu đạt 80 USD/thùng do lo ngại thiếu hụt nguồn cung.
Trung Quốc cũng đã nâng lo ngại về việc liệu có đủ dầu được bơm ra hay không, sau khi Bộ trưởng Năng lượng Falih kêu gọi giám đốc năng lượng của Trung Quốc hợp tác bàn luận giữa các nước và để xem xét lại thị trường dầu mỏ.
Trong khi Nga và OPEC hưởng lợi từ giá dầu cao, tăng gần 20% kể từ cuối năm ngoái, việc cắt giảm tự nguyện của họ đã mở cửa cho các nhà sản xuất khác như lĩnh vực đá phiến của Mỹ tăng sản lượng và lấy lại thị phần.
Một nguồn tin cho biết “các cuộc đàm phán hiện nay để đưa mức tuân thủ giảm xuống 100%, ở OPEC nhiều hơn so với ngoài OPEC”.
OPEC có thể quyết định sớm nâng sản lượng dầu mỏ trong tháng 6 do những lo lắng về nguồn cung của Iran và Venezuela và sau khi Washington lo ngại về sự tăng giá dầu là quá xa. Tuy nhiên, không rõ nước nào có khả năng nâng sản lượng và lấp đầy nguồn cung thiếu hụt ngoài các nhà sản xuất vùng Vịnh (dẫn đầu là Saudi Arabia) và Nga.
Cho đến nay, OPEC đã cho biết họ thấy không cần nới lỏng việc hạn chế sản lượng bất chấp những lo ngại ở những quốc gia tiêu thụ rằng giá tăng có thể hạn chế nhu cầu.
Tồn kho sụt giảm nhanh chóng và những lo ngại về nguồn cung sau khi Mỹ quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran, cũng như sản lượng đang sụt giảm ở Venezuela là yếu tố dẫn tới sự thay đổi suy nghĩ của OPEC.
Nguồn tin: vinanet.vn
Trả lời