OPEC đang theo dõi sát sao cuộc biểu tình ở Iran cũng như khủng hoảng kinh tế của Venezuela, nhưng nhóm này sẽ không can thiệp thị trường bằng các tăng nguồn cung trừ phi có gián đoạn sản xuất kéo dài đáng kể ở hai nước đó xảy ra, Reuters đưa tin hôm thứ Hai, dẫn lời một nguồn tin cấp cao trong OPEC từ một nước sản xuất lớn ở Trung Đông.
“Ngay cả khi có gián đoạn nguồn cung (từ Iran hay Venezuela), OPEC cũng sẽ không tăng sản lượng”, nguồn tin OPEC cho hay.
“Chính sách của OPEC là để tồn kho xuống mức bình thường và sẽ duy trì giải pháp này, trừ khi có gián đoạn nguồn cung khoảng chừng 1.000.000 thùng mỗi ngày kéo dài hơn một tháng, và gây ra tình trạng thiếu nguồn cung dầu thô tới người tiêu dùng”, nguồn tin ghi nhận.
Giá dầu đã kết thúc năm 2017 với mức cao hơn, với việc đóng cửa đường ống Forties và gián đoạn đường ống ở Libya vào nửa cuối tháng 12. Sau đó vào đầu năm 2018, giá dầu tiếp tục tăng do cuộc biểu tình ở Iran, giá dầu có khởi đầu cao nhất từ năm 2014.
Mặc dù các nhà phân tích không nghĩ tình trạng bất ổn của Iran sẽ trực tiếp làm cản trở sản xuất dầu của Iran, nhưng một số cho rằng cuộc biểu tình và biện pháp trấn áp của chính phủ có thể khiến Tổng thống Donald Trump từ chối ngừng lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp dầu mỏ và năng lượng của Iran vào cuối tháng này.
Theo nguồn tin của OPEC, các biện pháp trừng phạt của Mỹ lên ngành dầu mỏ Iran có thể xảy ra, nhưng tác động của chúng rất khó đánh giá.
Về phần mình, Venezuela, thiếu hụt nghiêm trọng về tiền mặt, xăng dầu, và khá nhiều thứ khi nền kinh tế nước này tiếp tục sụp đổ trong khi Tổng thống Nicolas Maduro cố gắng thanh toán khoản vay trái phiếu nước ngoài và những khoản tiền của hãng dầu khí quốc doanh PDVSA. Sản xuất dầu của Venezuela đã và đang giảm liên tục trong những tháng qua, và sản xuất dầu thô của OPEC vẫn không thay đổi nhiều trong tháng mười hai, chủ yếu do suy giảm 50.000 thùng dầu mỗi ngày trong sản xuất của Venezuela, một khảo sát của Bloomberg cho thấy trong tuần trước.
Theo một cuộc khảo sát của S
Trả lời