Trong một thị trường dầu mỏ thắt chặt tạo ra những đợt tăng giá do lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung, lãnh đạo của hai nước trong và ngoài OPEC tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng – Ả rập Xê út và Nga – tuần trước đã ám chỉ rằng việc nới lỏng cắt giảm là một lựa chọn đã thảo luận và chuyện này sẽ được bàn tại cuộc họp của OPEC và các đồng minh trong chưa đầy một tháng tới.
Giá dầu đã rớt mạnh từ mức cao nhất trong ba năm rưỡi do có tin rằng Saudi và Nga có thể tăng thêm 1 triệu thùng/ngày để bù đắp cho sản lượng sụt giảm của Venezuela và khả năng xuất khẩu dầu của Iran bị mất với sự trở lại của lệnh cấm vận từ Mỹ.
Nhiều nhà phân tích không nghĩ rằng nhóm này sẽ bổ sung thêm 1 triệu thùng như đã đưa tin, nhưng thị trường dầu đã dựa vào tin tức này và lo ngại về sự trở lại của tình trạng thừa cung đã thống trị dòng tin OPEC trong gần một tuần. Khi cuộc họp ngày 22 tháng Sáu đang tiến gần hơn, giá dầu có thể phản ứng với bất kỳ ẩn ý, nhận xét hoặc báo cáo mới nào về nỗ lực của OPEC nhằm “giải quyết sự lo âu của người tiêu dùng về an ninh nguồn cung dầu”.
Các bản tin mới nhất đó nói rằng liên minh trong và ngoài OPEC dự định sẽ tuân thủ cắt giảm sản xuất đến cuối năm 2018, nhưng sẽ sẵn sàng “điều chỉnh” nguồn cung để giải quyết tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra.
Nhóm các nhà sản xuất một phần của hiệp ước “chưa sẵn sàng để hoàn toàn dỡ bỏ kiểm soát,” một nguồn tin vùng Vịnh thân cận với cách nghĩ của Saudi đã nói với Reuters, nói thêm rằng “sẽ là một sự hợp tác lâu dài vì lợi ích của một thị trường dầu ổn định. ”
“Tuy nhiên, nếu có bất cứ tình trạng thiếu hụt nào xảy ra, các nhà sản xuất sẽ phối hợp chặt chẽ và kịp thời thực hiện các hành động cần thiết. Thỏa thuận OPEC và các đồng minh sẽ vẫn được duy trì. Nhưng mức độ cắt giảm có thể được điều chỉnh nếu thiếu hụt phát sinh ”, nguồn tin nói với Reuters.
Ảrập Xêút phải chọn giữa doanh thu của chính họ với việc giúp đỡ các quốc gia tiêu thụ, và giúp đỡ chính quyền Trump, theo Croft.
Ảrập Xêút cũng phải dập tắt sự bất mãn và bất đồng trong OPEC vì thực tế rằng Ả rập Xê-út và Nga đã không thông báo trước cho hầu hết các quốc gia khác về các cuộc thảo luận ‘nới lỏng cắt giảm’, mặc dù cả Nga và Saudi, cũng như Chủ tịch hiện tại của OPEC là UAE, khẳng định rằng bất kỳ quyết định nào cũng sẽ được đưa ra “một cách tập thể”.
Iran và Kuwait được cho là đang dẫn đầu một phe cánh trong OPEC cáo buộc Ảrập Xêút đầu hàng trước áp lực của Mỹ và Nga để đẩy giá dầu xuống, tờ Wall Street Journal đưa tin hôm thứ Tư, dẫn lời những người biết rõ vấn đề này.
Mặc dù không có gì ngạc nhiên khi Iran chống lại các chính sách dầu của Arập Xêút, nhưng Kuwait – quốc gia thường là người hòa giải trong các vấn đề của OPEC và Gulf – được cho là đang làm xáo trộn tín hiệu rằng có thể có một sự rạn nứt lớn hơn có thể làm phá hỏng liên minh này, WSJ lập luận.
Rồi thì, có một thực tế là những nước mà đề nghị nới lỏng các cắt giảm-Saudi Arabia và Nga-có công suất dự phòng để tăng sản xuất, trong khi nhiều nước khác thì không. Vì vậy, nếu giá dầu xuống thấp hơn do khả năng tăng sản lượng thì các nhà sản xuất khác ngoài Nga và các quốc gia Ả Rập trong vùng Vịnh sẽ không có gì để đạt được lợi ích- họ sẽ thực sự mất doanh thu dầu.
Các nhà phân tích cho rằng OPEC sắp có một cuộc họp khó khăn vào tháng 6, và việc Saudi và Nga thuyết phục những người khác rằng sự ổn định lâu dài là thích hợp hơn giá dầu cao trong ngắn hạn sẽ là một ý tưởng mọi người ngần ngại chấp nhận.
“Nó hợp lý từ quan điểm của Iran, Venezuela, Nigeria, Libya, Algeria, Angola để phản đối,” Nordine Ait-Laoussine, bộ trưởng dầu mỏ của Algeria từ 1991 đến 1992, nói với Bloomberg.
Tuy nhiên, Saudi Arabia và Nga có thể sẽ có cách của họ tại cuộc họp tháng Sáu, Bob McNally, người sáng lập hãng tư vấn Tập đoàn Năng lượng Rapidan và một cựu quan chức dầu mỏ của Nhà Trắng, cho biết.
Mặc dù không chắc rằng các đối tác sẽ đưa ra thêm 1 triệu thùng/ngày vào thị trường trong tháng 6, nhưng sáo ngữ “ sự ổn định thị trường” được OPEC lạm dụng vì “giá dầu cao hơn” hoặc “giá dầu mong muốn” sẽ có khả năng xuất hiện trong mọi tuyên bố chính thức vào tháng tới. Được củng cố bởi sự thành công của hiệp ước, OPEC và các đồng minh nhằm tới mục tiêu kiểm soát lâu dài thị trường dầu mỏ.
Nguồn tin: xangdau.net
Trả lời