OPEC vs IEA: Ai đúng về giá dầu?

Tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA đã khiến OPEC lo lắng khi cảnh báo năm 2018 có thể không phải là một năm mới nhiều niền vui cho nhóm các nhà sản xuất này. Dầu đá phiến Mỹ, theo IEA cho biết trong Báo cáo Thị trường Dầu (OMR) tháng 12, ​​sẽ tăng trưởng hơn ước tính OPEC và điều này có thể là do việc cắt giảm sản lượng làm tăng giá trong năm nay.

OPEC, về phần mình, đã nhấn mạnh rằng sản xuất đá phiến của Mỹ sẽ không tăng trưởng như IEA nói, làm bối rối một số nhà quan sát giờ đây đang tự hỏi họ nên tin ai. Nhưng chúng ta hãy nói theo một cách khác: Nếu huấn luyện viên của một đội bóng nói với bạn rằng đội của ông ta sẽ giành cúp vì họ là người giỏi nhất, nhưng hiệp hội bóng đá đã ước tính rằng đội bóng này không phải là đội hay nhất trong giải đấu, vậy bạn sẽ tin ai?

OPEC có lịch sử đánh giá thấp đá phiến của Mỹ. Sự đánh giá thấp này đã dẫn đến sự sụt giảm giá vào năm 2014. Bây giờ có lý do cho rằng cartel này hiện đang thận trọng hơn trong các ước tính về sự phát triển của dầu mỏ đá phiến ở Mỹ, nhưng sự thận trọng này không nhất thiết phải được phản ánh trong nhận xét. Chúng ta đừng quên những ý kiến ​​của các quan chức của OPEC – có hoặc không dựa trên các sự kiện – đã có ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức đến giá cả từ các sự kiện như việc đóng cửa hệ thống đường ống Forties vào tuần trước.

Do đó, dựa nhiều hơn vào những gì mà IEA cho biết sẽ hợp lý hơn, và cơ quan này nói rằng nguồn cung ngoài OPEC trong năm tới có lẽ sẽ tăng thêm 1,6 triệu thùng/ngày – một đợt điều chỉnh tăng 200.000 thùng/ngày từ báo cáo OMR trước đó. Theo ước tính mới nhất của IEA, riêng sản lượng đá phiến của Mỹ sẽ tăng 870.000 thùng/ngày vào năm 2018. Trong khi đó, nhu cầu sẽ tăng thêm 1,3 triệu thùng/ngày trong năm tới, cho thấy một đợt thừa cung nữa sẽ hình thành.

Theo dự báo mới nhất của OPEC, nguồn cung ngoài OPEC trong năm tới sẽ chỉ tăng 990.000 thùng/ngày, đạt mức 58,81 triệu thùng/ngày, mặc dù nhóm này cảnh báo rằng bất kỳ dự báo tăng trưởng nguồn cung nào của OPEC đều có liên quan đến sự không chắc chắn đáng kể về sản lượng khai thác đá phiến ở Mỹ. Đối với Mỹ, OPEC dự báo tăng trưởng cung 1,05 triệu thùng mỗi ngày trong năm tới sẽ được bù lại một phần bởi sự sụt giảm của các nhà sản xuất như Nga, Trung Quốc và Mexico trong số các nhà sản xuất bên ngoài khác.

Đó là một xu hướng dự báo tương đối khác biệt giữa IEA và OPEC, nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất. Cả hai càng bất đồng hơn nữa về thời điểm cung thừa sẽ chấm dứt. IEA hoài nghi về việc nó sẽ biến mất trước cuối năm sau, trong khi OPEC lạc quan, tin rằng thị trường sẽ quay trở lại trạng thái cân bằng trong nửa cuối của năm 2018 do tăng nhu cầu tiêu thụ.

Đôi khi các dự báo của OPEC giống như những phát triển để cartel này có thể sẽ tồn tại, và dự báo tái cân bằng thị trường này là một trong những trường hợp này. Đúng là một số thành viên OPEC đã rất siêng năng trong việc tuân thủ các hạn ngạch giảm sản xuất. Những thành viên khác thì không tuân thủ nhiều, vì vậy những thành viên trong nhóm một đã thực sự cắt giảm nhiều hơn mức họ đã đồng ý để bù đắp cho nhóm những nước không tuân thủ.

Liệu các nhà quản lý có thể tiếp tục thực hiện điều này để đảm bảo dự báo thành hiên thực? Họ có thể, nhưng họ không thể làm bất cứ điều gì về đá phiến của Mỹ, và do không chắc chắn liệu Nga sẽ duy trì tham gia trong thỏa thuận sau khi kết thúc tháng Sáu: Moscow đã phát tín hiệu rằng mình sẽ từ bỏ ngay khi có thể. OPEC cũng có một vấn đề khác đã xảy ra kể từ khi thỏa thuận ban đầu, nhưng gần đây đã thu hút nhiều sự chú ý hơn. Với giá dầu cao hơn, đến khi nào một hoặc nhiều thành viên của OPEC sẽ quyết định bỏ hiệp ước và kiếm tiền với giá dầu tăng?

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Các công ty đá phiến Mỹ có thể sẽ hưởng lợi từ việc tăng cung của OPEC

Các công ty đá phiến của Mỹ, vốn tiếp tục bơm khi phần còn lại của thế giới cắt giảm sản lượng dầu, đang ở vị trí vững chắc để hưởng lợi khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đang thúc đẩy sản lượn..

Giá dầu thế giới tăng trong phiên sáng ngày 5/5

Giá dầu thế giới tăng vào phiên sáng thứ năm (5/5), kéo dài đà tăng so với phiên trước đó.
Dầu thô Brent tăng 35 US cent, tương đương 0,3%, lên 110,49 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ tăng 25 US cent, tương đương 0,2% lên 108,06 USD / thùng.
Cả ..

Giá xăng dầu hôm nay (6-6): Dầu Brent tăng vượt 121 USD/thùng

Nhanh chóng bỏ túi tới gần 2 USD, cả Brent và WTI đều tiếp tục chặng đường tìm lại những điểm cao về giá.
Giá xăng dầu thế giới
Theo oilprice, lúc 6 giờ ngày 6-6 (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ được giao dịch ở mức 120,7 U..

Giá xăng dầu hôm nay 6/6: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 6/6/2022. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 6/6.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 6/6
Ghi nhận vào lúc 7h00 ngày 6/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao ở mức 120…