Petrolimex chia cổ tức 30%, Bộ Công thương sẽ nhận hơn 2.900 tỉ đồng

Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex – PLX) sẽ xin ý kiến cổ đông về phương án chia cổ tức năm 2017 với tỷ lệ 30%/vốn điều lệ, tương đương mỗi cổ phiếu nhận được 3.000 đồng. 

Trong tài liệu trình các cổ đông, Petrolimex dự kiến sẽ dùng hết toàn bộ lợi nhuận là 3.476,4 tỉ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Đây đúng bằng con số lợi nhuận còn lại của năm 2017 sau khi trích các quỹ khen thưởng. Nếu được thông qua, Bộ Công thương đại diện vốn nhà nước sẽ nhận được tổng số tiền cổ tức được chia là 2.945 tỉ đồng. Cổ đông ngoại là JX Nippon sẽ nhận được 310 tỉ đồng và cổ đông khác nhận được 220,7 tỉ đồng.

Ảnh minh họa

Báo cáo kiểm toán năm 2017 của Petrolimex cho thấy doanh thu hợp nhất cả tập đoàn đạt được 153.697 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 3.911,6 tỉ đồng.

Năm 2018, công ty dự báo bên cạnh các thuận lợi vẫn có nhiều khó khăn như cạnh tranh ngày càng tăng, cạnh tranh về giá mạnh mẽ, gian lận thương mại… Do đó Petrolimex đề ra kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 158.000 tỉ đồng, tăng 3% so với năm 2017 và lợi nhuận trước thuế đạt 5.000 tỉ đồng, tăng 4,5%. Petrolimex cũng cam kết trả cổ tức năm 2018 tối thiểu 12%/vốn điều lệ. Đáng chú ý, dù không giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, năm nay công ty vẫn sẽ sử dụng 1.590 tỉ đồng để đầu tư.

Hiện cổ phiếu PLX đang giao dịch trên sàn TP.HCM với mức giá xoay quanh 71.000 đồng/cổ phiếu.

Nguồn tin: thanhnien.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Đã đến lúc bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu

Sau nhiều áp lực từ dư luận, tại Dự thảo tờ trình Luật Giá sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định về lập, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu (QBOG). Đề xuất này hầu hết nhận được sự đồng tình từ dư luận, đặc biệt trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao..

Dư thừa dầu toàn cầu gần như không còn

Theo số liệu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), dư thừa dầu toàn cầu gần như đã được xóa bỏ nhờ tác động của thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu do OPEC và Nga dẫn đầu và nhu cầu dầu to

Xuất khẩu dầu khí của Mỹ đạt mức cao nhất mọi thời đại

Xuất khẩu năng lượng của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong năm ngoái, với dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đạt mức cao kỷ lục do sự bùng nổ của đá phiến và năm thứ hai không có hạn chế..

Sản lượng dầu Oman đạt 30 triệu thùng

Sản lượng dầu thô và condensate của Oman chạm mức 29,97 triệu thùng trong tháng 12 năm 2017, trung bình 966.952 thùng mỗi ngày.
Xuất khẩu dầu Oman trong tháng 12 năm 2017 đạt 24,60 triệu th