Cuộc đàm phán giữa các quan chức OPEC và Nga về việc chấm dứt thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã giúp làm hạ nhiệt giá dầu quá nóng, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
Giá quốc tế, đạt mức cao 80 USD/thùng trong tháng Năm, hiện có nhiều khả năng quay trở lại mức 50 đô la một thùng hơn là tiếp tục tăng về mức đáng sợ 100 đô la. Giá dầu tại Mỹ đang ở mức thấp nhất trong 8 tuần, dao động quanh mức 64,50 USD/thùng hôm thứ Ba đối với West Texas Intermediate, khi sản lượng của Mỹ tiếp tục hướng đến mức 11 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, một người đặt cược vẫn sẽ thông minh để đổ tiền vào phần giá còn lại do những nguyên tắc cơ bản chưa ổn định trên thị trường. Có quá nhiều nguy cơ cho Saudi Arabia, lãnh đạo của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, để giá giảm xuống dưới mức 70 USD trong ngắn hạn.
Tổng thống Donald Trump đã cho thấy ông sẵn sàng áp lực lên Riyadh khi thị trường trở nên quá nóng. Chỉ sau khi Trump chỉ trích việc cắt giảm nguồn cung của OPEC, Saudi Arabia bắt đầu nói về việc đưa thêm dầu vào thị trường. Sự kết thúc hoặc ít nhất là việc nới lỏng thỏa thuận cắt giảm sản xuất giữa OPEC và các đồng minh, đã diễn ra kể từ tháng 1 năm 2017, dự kiến sẽ được thông qua tại cuộc họp tiếp theo của nhóm ở Vienna vào ngày 22 tháng 6.
Những tuyên bố của Trump trên Twitter đã biến ông trở thành một động cơ lớn của thị trường dầu mỏ. Việc ông rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân của Iran đã làm hoảng loạn thị trường, dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguồn cung, đặc biệt là sau khi chính quyền thề sẽ áp dụng “những trừng phạt mạnh nhất trong lịch sử” lên Tehran. Nhưng quyết định đó cũng đã làm hài lòng Saudi Arabia, quốc gia Hồi giáo thù ghét Shiite Iran lo lắng và những lo ngại về chiến lược bá chủ của nước này.
Bằng cách điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran với Saudi Arabia – nhà sản xuất kiểm soát thị trường thực sự duy nhất trên thế giới – tổng thống Trump đã nhận được sự tin tưởng của Thái tử Mohammed Bin Salman, thường được gọi là MBD. Ảnh hưởng của Trump với hoàng tử trẻ tuổi có thể chứng minh vô giá khi Saudi Arabia cân nhắc sự hợp tác chính sách dầu trong tương lai với các đối tác trong và ngoài OPEC, trong đó có Nga, vốn ít quan ngại hơn về lợi ích của Mỹ.
Dự kiến thị trường dầu sẽ ở trạng thái bất ổn cho đến khi nhóm xuất khẩu này quyết định làm thế nào để tiến hành cam kết cắt giảm sản lượng vào ngày 22 tháng 6. Cho dù kết quả là như thế nào, khó có thể thấy bất kỳ thay đổi lớn nào trong thị trường dầu mỏ trong nửa cuối năm nay. Thị trường đã được cung cấp tốt. Giá tăng do nỗi lo sợ địa chính trị của sự gián đoạn sản lượng trong tương lai, không phải vì sự thiếu hụt dầu thực sự.
Những nỗi sợ đó, xuất phát phần lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Venezuela và ảnh hưởng của các lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran, vẫn còn. Bao nhiêu cung bổ sung mà OPEC và các đối tác ngoài OPEC sẽ – hoặc có thể – đưa ra thị trường là câu hỏi thực sự. Thỏa thuận giữa nhóm xuất khẩu và các đồng minh – 21 quốc gia – giảm 1,8 triệu thùng/ngày được thiết lập hết hạn vào cuối năm 2018. Điều đó có nghĩa là nó có thể bị cắt giảm ít nhất là 5 tháng.
Việc tuân thủ cắt giảm sản lượng quá mức cam kết diễn ra do việc cắt giảm tự nguyện của Venezuela. Sản lượng của Venezuela hiện đang ở mức thấp nhất kể từ những năm 1950 do cuộc khủng hoảng kinh tế đang gia tăng của đất nước này. Sản lượng giảm của Angola cũng đã góp phần vào tỷ lệ tuân thủ cao tới 150%.
Bởi vì điều này, ngay cả khi OPEC và các đồng minh loại bỏ hoàn toàn thỏa thuận sản xuất, bạn sẽ không thấy 1,8 triệu thùng một ngày tràn ngập thị trường. Saudi Arabia, UAE và Kuwait có năng lực dự phòng có thể được đưa vào sản xuất một cách nhanh chóng, cũng như Nga với khoảng 300.000 thùng mỗi ngày trong các đợt cắt giảm, nhưng nguồn cung tăng từ các nước khác là rất khó. Hầu hết các nước tham gia đang sản xuất với sản lượng tối đa, bao gồm Angola, Algeria, Mexico và Kazakhstan.
Hầu hết các nhà phân tích tin rằng nhóm xuất khẩu có thể thêm 1,3 triệu thùng mỗi ngày vào thị trường. Saudi Arabia đã báo hiệu rằng sản lượng sẽ tăng dần để tránh những cú sốc của thị trường. Việc khởi động lại các giếng không hoạt động cũng mất thời gian. Nga cho biết cần ít nhất một tháng để khôi phục toàn bộ sản xuất. Thêm vài tuần nữa để sản lượng bổ sung tiếp cận thị trường.
Đối với những lo ngại của Tổng thống Trump về việc tăng giá xăng dầu tại Mỹ, ưu tiên hàng đầu của MBD vẫn là gói cải cách kinh tế “Tầm nhìn 2030” cho quốc gia của ông, trọng tâm trong đó là việc IPO Aramco. MBD cần giá dầu tương đối cao để đảm bảo một định giá mạnh mẽ, nếu không thực sự là 2 nghìn tỷ đô la mà ông ban đầu tìm kiếm.
Saudi Arabia cho rằng giá dầu 75 đô la một thùng là công bằng cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Tổng thống Vladimir Putin thìn nói rằng 60 đô la một thùng sẽ được Nga chấp nhận. Giá trong khu vực này cũng có thể đáp ứng các quốc gia tiêu thụ lớn như Ấn Độ, mà ngày càng trở nên khó chịu khi giá đạt 80 USD một thùng.
Một phạm giá như vậy cũng nằm trong khu vực giá chấp nhận được cho các nhà sản xuất đá phiến Mỹ, những người đã chứng minh rằng họ có thể tiếp tục tăng sản lượng ngay cả ở mức giá thấp. Trong khi đường cong giá dầu tương lai trong mô hình backwardation – có nghĩa là giá dầu trên thị trường kỳ hạn thấp hơn giá của nó trên thị trường giao ngay – các nhà sản xuất đá phiến gần đây đã thêm giá hedge vào sản xuất dầu năm 2019 của họ. Các nhà sản xuất Mỹ đã có khoảng 16% giá dầu 2019 của họ được hedge ở mức 60 USD/thùng vào cuối quý 1, tăng từ mức 9% vào cuối năm 2017, theo Goldman Sachs.
Thực tế là các nhà sản xuất ở đây đang tìm kiếm sự bảo vệ theo chiều hướng giảm mạnh và sẵn sàng để lại tiền trên bàn để có được nó, cho thấy một khu vực khai thác và sản xuất trưởng thành hơn mà không cần giá cả hàng hóa cao để phát triển mạnh. Trong khi đó, sản lượng trong nước dự kiến sẽ tiếp tục tăng. EIA dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt trung bình 10,7 triệu thùng/ngày trong năm nay, tăng 1,3 triệu thùng/ngày từ năm 2016 và sẽ tăng từ 1,2 triệu lên 11,9 triệu thùng/ngày vào năm 2019.
Ngành này hiện đang mạnh đến mức nỗi lo lớn nhất của họ không phải là cách OPEC và Nga quản lý chính sách nguồn cung, mà liệu sẽ có đủ đường ống dẫn dầu trong nước và khả năng xuất khẩu để đưa tất cả dầu đó ra thị trường. Hạn chế về cơ sở hạ tầng là lý do khiến dầu của Mỹ giao dịch ở mức giảm 9 USD một thùng theo tiêu chuẩn West Texas Intermediate (WTI) so với chuẩn quốc tế. Thực tế là dầu của Mỹ đang được bán với mức chênh lệch giảm đã thúc đẩy sự quan tâm của các nền kinh tế nhập khẩu lớn như Trung Quốc và Ấn Độ.
Trump đã là một người ủng hộ mạnh mẽ của ngành dầu khí trong nước, nhưng ông có thể – và sẽ đi xa hơn. Ông có thể bắt đầu t25% đối với thép nhập khẩu, chiếm tới 20% tổng chi phí phát triển mỏ dầu và tàn phá tinh kinh tế của các dự án xây dựng đường ống, chưa kể đến các cảng.
Nguồn: xangdau.net/Forbes
Trả lời