Saudi Arabia hy vọng OPEC và các đồng minh của họ có thể nới lỏng thỏa thuận hạn chế sản lượng trong năm tới, và tạo ra một khung làm việc thường xuyên để ổn định các thị trường dầu mỏ sau khi thỏa thuận hạn chế nguồn cung hiện nay kết thúc trong năm 2018.
OPEC đang giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày như một phần của thỏa thuận với Nga và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC. Hiệp ước này nhằm hỗ trợ giá, bắt đầu từ tháng 1/2017 và sẽ có hiệu lực đến hết năm nay.
Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia, Khalid al-Falih cho biết OPEC và các đồng minh của họ đã khẳng định đang mang lại sự cân bằng và ổn định cho thị trường này, và ông hy vọng điều đó sẽ có thể lới lỏng việc hạn chế sản lượng vào năm tới.
Ông trả lời các phóng viên tại New Delhi “một nghiên cứu đang diễn ra và khi chúng tôi biết chính xác thị trường sẽ cân bằng những gì, chúng tôi sẽ thông báo bước tiếp là gì. Bước tới có thể nới lỏng các hạn chế sản lượng”. “Ước tính của tôi là điều này sẽ xảy ra trong năm 2019. Nhưng chúng tôi không biết khi nào và chúng tôi không biết như thế nào”.
Falih cho biết OPEC đã xác định chuyển thành công của thỏa thuận hạn chế nguồn cung thành một khung làm việc thường xuyên với các nhà sản xuất chủ chốt khác.
Ông Falih cho biết việc tuân thủ với thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong tháng 1/2018 là đặc biệt.
Giá dầu tăng gấp đôi từ mức thấp trong năm 2015-2016 sau khi cắt giảm.
Ông Falih cho biết thị trường này đã thu hút sự gia tăng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ, do sản lượng từ các nước như Venezuela và Mexico đã sụt giảm. Tồn kho dầu thô của Mỹ đã giảm trong tuần trước.
Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, trong tháng 3 đã cắt giảm sản lượng và xuất khẩu xuống chưa tới 7 triệu thùng/ngày do nhu cầu theo mùa yếu.
Falih cho biết trong quý 1, sản lượng dầu mỏ của Saudi Arabia thấp hơn nhiều mức hạn chế, với xuất khẩu trung bình dưới 7 triệu thùng/ngày.
Công ty dầu mỏ nhà nước Saudi Aramco đã ký một thỏa thuận sơ bộ để đầu tư vào nhà máy lọc dầu West Coast 1,2 triệu thùng/ngày. Ông Falih cho biết Aramco cũng đang xem xét việc mua cổ phần tại các nhà máy chủ chốt và các dự án mở rộng tại Ấn Độ.
Ấn Độ có mục tiêu mở rộng công suất lọc dầu 77% lên tới khoảng 8,8 triệu thùng/ngày vào năm 2030.
Falih cho biết Saudi Arabia cũng ký các thỏa thuận cung cấp dầu mỏ như một phần của thỏa thuận mua cổ phần các nhà máy lọc dầu Ấn Độ, một chiến lược Vương quốc này đã thông qua để mở rộng thị phần của họ tại châu Á và chống lại các đối thủ.
Năm ngoái, Saudi Arabia chi hàng tỷ USD đầu tư trong các dự án tại Indonesia và Malaysia để đảm bảo các thỏa thuận dầu mỏ trong dài hạn.
Nguồn tin: vinanet.vn
Trả lời