Sự đối đầu gần đây nhất giữa Mỹ với Iran có thể khiến các chủ tàu chở dầu rơi vào tình thế khó xử hơn nhiều so với những năm trước đây.
Khi Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này, các công ty giúp gánh vác rủi ro dầu mỏ của Iran mất quyền tiếp cận tới hệ thống tài chính của Mỹ, tương tự như hồi đầu thập kỷ khi các biện pháp đó được thực thi. Ngoài ra, đợt này, họ sẽ phải đối mặt với việc bị cắt giảm từ việc kinh doanh đang bùng nổ trong vận chuyển dầu thô được bơm từ các mỏ đá phiến ở Texas hoặc các giếng ở Vịnh Mexico, theo hãng tàu Braemar ACM.
Mỹ đang vận chuyển số lượng dầu thô kỷ lục sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vào cuối năm 2015, một vài tháng sau khi Iran và các cường quốc trên thế giới đạt được thỏa thuận nới bớt lệnh trừng phạt đối với quốc gia Trung Đông để đổi lấy sự hạn chế trong chương trình hạt nhân của nước này. Sau khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận đó hồi đầu tháng này, sự tăng vọt trong các chuyến hàng của Mỹ đang khiến các chủ tàu chở dầu xem xét liệu nên đi theo hay là lảng tránh Iran.
Anoop Singh, một nhà phân tích của Braemar ACM cho biết: “Nếu bạn là nhà điều hành hãng tàu non trẻ, hiện đại mà có thể neo đậu và dỡ hàng từ Mỹ, bạn sẽ không muốn bị dính líu tới Iran”. “Các tàu có liên quan tới dầu của Iran có thể bị cấm buôn bán dầu Mỹ trong khoảng hai năm – và điều này sẽ quan trọng hơn vì Mỹ xuất khẩu dầu thô của mình.”
Các chủ tàu sẽ phải đưa ra quyết định – vận chuyển dầu thô và dầu thành phẩm của Iran hay tránh xa các giao dịch với nhà sản xuất lớn thứ ba trong OPEC – vào thời điểm mà họ đang cố gắng vực dậy việc kinh doanh của mình sau nhiều năm khó khăn từ tình trạng dư tàu chở dầu toàn cầu và lợi nhuận mỏng. Họ cũng đang đối mặt với chi phí cao hơn từ quy định sắp tới trong việc tìm cách giảm khí thải.
Mặc dù hiện tại Mỹ có lẽ không đóng vai trò quan trọng trong số các khách hàng lớn nhất của một số chủ tàu, nhưng rất ít chủ tàu có đủ khả năng quay lưng lại với một thị trường mà cả xuất khẩu dầu thô cũng như nhiên liệu tinh chế đều đang tăng nhanh. Với nhiều dầu đá phiến hơn đang tìm đường đến Bờ Vịnh để xuất khẩu, hoặc được chuyển hướng đến các nhà máy lọc dầu trong nước để sản xuất ra các sản phẩm được vận chuyển ra nước ngoài, nhiều loại tàu chở dầu khác nhau đang được đưa vào các cảng của Mỹ.
“Với một sự gia tăng đột biến trong dầu thô và nhiên liệu có thể xuất khẩu của Mỹ tạo một lực đẩy để di chuyển nhiều thùng dầu đi nhanh hơn”, Singh ở Singapore cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Điều này đã khuyến khích nhiều hoạt động nạo vét tại các cảng cạn hơn, hỗ trợ nhu cầu cho tất cả mọi thứ từ các hãng vận tải dầu nhỏ cho đến siêu tàu chở dầu với khả năng mang hai triệu thùng dầu đến những nơi xa xôi như châu Á.”
Chẳng hạn, Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới – đã mua khoảng 3,9 triệu tấn dầu thô từ Mỹ trong ba tháng đầu năm 2018, cao gấp tám lần so với nhập khẩu trong quý đầu tiên của năm 2017, theo số liệu hải quan. Hàn Quốc cũng đã nhập khẩu gấp đôi lượng dầu của Mỹ trong tháng 2 so với cùng kỳ năm trước đó, theo số liệu từ Cơ quan thông tin năng lượng.
Rủi ro của Iran
Trong khi đó, nguồn cung dầu của Iran được dự báo sẽ giảm do các lệnh trừng phạt mới của Mỹ. Những lệnh cấm vận có thể thúc đẩy những công ty vận tải biển quốc tế, mà vận chuyển hơn một nửa lượng dầu xuất khẩu của Iran trong sáu tháng qua, quyết định không giao thương nữa, mà rời khỏi nước này để phụ thuộc nhiều hơn vào đội tàu chở dầu của riêng mình, theo nhà chiến lược dầu Julian Lee của Bloomberg.
Giá dầu đã tăng trong những tuần gần đây do suy đoán rằng nguồn cung có thể bị gián đoạn bởi căng thẳng địa chính trị bùng nổ.
“Chúng tôi đã thấy một số người chủ bỏ việc thuê tàu tạm thời để chở dầu Iran trong một hay hai tuần trước kể từ khi có quyết định của Trump về việc tái trừng phạt “, Braemar ACM của Singh cho biết. “Các chủ tàu có quan hệ hiện tại với Iran có thể đang thương lượng phí bảo hiểm cao hơn với phạm vi thị trường rộng hơn, hoặc họ có thể rút lại tàu của họ như một biện pháp phòng ngừa trong khi chờ đợi hướng dẫn từ nhóm P
Trả lời