Tuần trước, giá dầu đã đi ngược lại dựa trên đồn đoán tăng sản lượng bởi một liên minh của các nước OPEC và ngoài OPEC. Brent đã test mức 80 đô la trong vài tuần. Nó đã giảm xuống còn 76,44 USD/thùng vào thứ Sáu tuần trước và tiếp tục giảm còn 75,50 USD/thùng chốt phiên tối thứ Ba.
Trong vài tháng qua sự tăng giá dầu dường như không thể ngăn cản được do sản lượng giảm mạnh của Venezuela và tình hình địa chính trị ở Nigeria, Libya và Bắc Iraq. Thông báo của Tổng thống Donald Trump rằng Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, tiếp theo là những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất, đã là giọt nước làm tràn ly và 80 đô la dường như đã trở thành một mức giá mới.
Trump đã đưa ra một tweet gay gắt về đướng lốn của OPEC, chỉ trích việc cắt giảm sản lượng của nhóm này cho giá dầu cao. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và các chuyên gia khác bắt đầu nói về sự phá hủy nhu cầu tiêu thụ và người tiêu dùng Mỹ đã lo sợ cho các chuyến đi chơi của họ trong mùa lái xe cao điểm hè.
Nhu cầu tiêu thụ bị phá hủy luôn luôn là một nỗi sợ hãi đối với các nhà sản xuất, bất kể đó là tiêu thụ gây ra do giá dầu cao hơn hoặc do cấu trúc trong các hình thức công nghệ mới.
Tình huốn này đã thực sự trở nên thắt chặt. Vào tháng 1 năm 2017, OPEC và 10 quốc gia không thuộc OPEC đã tuyên bố sẽ lấy 1,8 triệu thùng mỗi ngày ra khỏi sản xuất dưới cái gọi là “Tuyên bố hợp tác”. Mục đích này là nhằm giảm lượng hàng tồn kho thô toàn cầu khổng lồ của Các nước OECD xuống mức trung bình 5 năm của họ. Vào tháng 3/tháng 4, nhiệm vụ đó đã được hoàn thành, dẫn đến thị trường phản ứng lo lắng với mỗi và mọi trục trặc về địa chính trị – vốn đã xuất hiện trong nhiều năm nay.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid Al-Falih và nhà đống cấp người Nga Alexander Novak đã gặp nhau hồi tuần trước để thảo luận về tình hình này. Sự tuân thủ trong tháng Tư theo Tuyên bố Hợp tác đã ở mức 187%, trong đó Novak tính toán vượt quá mức cắt giảm cần thiết một triệu thùng. Ông cảm thấy có điều gì đó cần phải làm. Al-Falih, vốn là một người bảo thủ và đã được ghi nhận khi nói rằng ông thích thị trường thắt chặt, đã trở nên mềm mỏng. Họ đã đồng ý giải quyết vấn đề này và tất cả mọi người sẽ nín thở tập trung vào cuộc họp OPEC vào tháng tới tại Vienna.
Nga hiện đang nói về mức tăng 250-300.000 thùng/ngày. Nhưng họ có nhiều năng lực hơn thế. Có công suất tăng mới khoảng 700.000 thùng/ngày, trong đó một số nhà sản xuất, đặc biệt là Igor Sechin của Rosneft, rất háo hức nới lỏng hạn chế.
Tại OPEC, Saudi Arabia, UAE, Kuwait và Qatar có công suất dự phòng. Saudi Arabia sản xuất 9,9 triệu thùng/ngày và có công suất là 11,5 triệu thùng/ngày. Quốc gia nào sẽ tăng và tăng thêm bao nhiêu thùng một ngày sẽ phải được đàm phán cẩn thận, để không làm đảo lộn sự cân bằng vốn rất mong manh giữa các nhà sản xuất OPEC.
IEA cũng đã dự báo sản lượng ngoài OPEC tăng 800.000 thùng/ngày trong năm 2018 – với phần lớn thị phần đến từ Bắc Mỹ. Hồi đầu năm, Mỹ đã trải qua một số hạn chế trong cơ sở hạ tầng trong việc đưa dầu đá phiến từ Permian đến các thị trường quốc tế. Các hạn chế đó dường như được đang giải quyết từng cái một. Vào tháng 6, Trung Quốc dự kiến sẽ nhận được lượng dầu thô nhập khẩu kỷ lục từ Mỹ.
Chúng ta có thể chắc chắn rằng OPEC sẽ tăng sản lượng trong tháng 6, cũng như Nga. Saudi, đặc biệt, có mọi mối quan tâm để làm như vậy, bởi vì nước này bị mất thị phần và có thể hiện cảm thấy cần phải bảo đảm một phần cho mình, đặc biệt là ở châu Á. Nga đã thay thế Vương quốc này để là nước nhập khẩu lớn nhất sang Trung Quốc và Iraq đã chiếm vị trí dẫn đầu tại Ấn Độ. Mỹ sẽ vượt Nga để là nhà sản xuất lớn nhất thế giới trong năm nay, có nghĩa là Mỹ cũng đang theo đuổi thị trường châu Á ngon ngọt với sản xuất dư thừa của mình.
Chúng ta có thể nhìn thấy sự gia tăng sản xuất từ OPEC cũng như các đồng minh không thuộc OPEC, và có thêm các thùng dầu nữa sẽ đi vào thị trường, đặc biệt là từ Tây Bán cầu. Điều này sẽ giảm áp lực.
Tuy nhiên, về lâu dài chúng ta vẫn chưa ra khỏi khu vực nguy hiểm: Toàn bộ khu vực này đang hứng chịu mức đầu tư rất thấp. Giá cực thấp trong năm 2015 và 2016 đã khiến các công ty dầu mỏ quốc tế lớn hủy tới 40% khoản đầu tư theo lịch trình của họ. Năm ngoái, họ vẫn còn lưỡng lự thời điểm đầu tư. Dầu truyền thống là một mảng kinh doanh có chu kỳ cực kỳ dài và một đô la đầu tư vào lĩnh vực thượng nguồn ngày nay sẽ dẫn đến một thùng được sản xuất trong vòng 4 đến 10 năm tới.
Đến năm 2020, chúng ta cũng có thể bắt đầu cảm nhận được các khó khăn. Tất cả sẽ phụ thuộc vào, tất nhiên, là nhu cầu tiêu thụ (hiện dự báo tăng 1,4 triệu thùng/ngày, theo IEA), mà điều này sẽ phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế toàn cầu.
Nguồn: xangdau.net/Arab News
Trả lời