Tại sao Mỹ muốn ép Saudi Arabia nâng sản lượng thêm 2 triệu thùng dầu/ngày?

Việc Saudi Arabia đứng ra tăng sản lượng bù cho việc sản lượng dầu trên thị trường thế giới hụt đi khi thiếu nguồn cung Iran sẽ rất quan trọng trong nỗ lực của Tổng thống Trump trong việc kiềm chế Iran. 

Ảnh: Richtopia

Trong ngày thứ Bảy, Tổng thống Trump viết trên Twitter rằng một lần nữa ông lại trông đợi vào Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, tăng sản lượng dầu thêm khoảng 2 triệu thùng.

Những tháng gần đây, Tổng thống Trump đã tạo nhiều sức ép lên Saudi Arabia và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để khiến các nước này tăng nguồn cung dầu ra thị trường. Tuyên bố mới nhất của ông về vấn đề này được đưa ra vào ngày thứ Bảy tuần vừa rồi, đó là thời điểm mà rất nhiều người Mỹ chuẩn bị lái xe ra đường bắt đầu đợt nghỉ lễ ngày Quốc khánh Mỹ (4/7/2018).

Gần đây, chính quyền Tổng thống Trump không ngừng phát đi tín hiệu rằng họ muốn đưa bớt dầu của Iran ra khỏi thị trường. Những lo lắng về khả năng nguồn cung dầu Iran biến mất khỏi thị trường đã đẩy giá dầu lên cao.

Giới chuyên gia phân tích chỉ ra rằng việc Saudi Arabia đứng ra tăng sản lượng bù cho việc sản lượng dầu trên thị trường thế giới hụt đi khi thiếu nguồn cung Iran sẽ rất quan trọng trong nỗ lực của Tổng thống Trump trong việc kiềm chế Iran mà cùng lúc đó không khiến giá dầu tăng quá cao gây ra thiệt hại chính trị ở Mỹ.

Nói tóm lại, theo chuyên gia phân tích tại RBS Markets, ông Helima Croft, chiến lược của Mỹ phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác từ Saudi Arabia.

Chốt phiên ngày thứ Sáu tuần trước, giá dầu Brent giao dịch ở mức 79USD//thùng, và thậm chí có dự đoán giá dầu sẽ có thể lên mức 100USD/thùng trong một số điều kiện nhất định, theo nhận định của giám đốc trung tâm chính sách năng lượng toàn cầu thuộc đại học Columbia, ông Jason Bordoff.

Áp lực từ phía Tổng thống Trump từng khiến cho Saudi Arabia, Nga và một số nước sản xuất dầu khác trên thế giới đồng ý tăng sản lượng khoảng gần 1 triệu thùng/ngày tại cuộc họp của nhóm này vào ngày 22/6/2018 và ngày 23/6/2018 tại Vienna.

Từ đó đến nay, Tổng thống Trump đã đẩy cao sức ép lên bằng đưa ra những tuyên bố cứng rắn đối với việc đóng cửa hoạt động sản xuất dầu tại Iran. Từ khi được gỡ bỏ lệnh trừng phạt vào năm 2016, Iran đã trở lại thị trường thế giới trong vai trò một nước cung cấp dầu lớn, Iran bán ra khoảng 2,5 triệu thùng dầu/ngày, tức tương đương khoảng 2% tổng sản lượng toàn cầu. Nếu Iran hoàn toàn bị ngăn bán dầu ra khỏi thị trường, tình trạng hụt cung sẽ có thể đẩy giá dầu tăng cao chóng mặt.

Tổng thống Trump muốn là vậy, thế nhưng khả năng đáp ứng của Saudi Arabia đến đâu? Saudi Arabia có thể tăng thêm nguồn cung mỗi ngày 2 triệu thùng, thế nhưng giới chuyên gia phân tích hoài nghi rằng Saudi Arabia có thể ngay lập tức tăng sản lượng khoảng 700 nghìn thùng/ngày, tuy nhiên để tăng tiếp cũng sẽ cần thời gian chứ không thể làm ngay.

Ngoài Saudi Arabia, nhóm nước bao gồm Kuwait, UAE và Iraq sẽ có thể sớm bơm thêm ra thị trường. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính nếu có lệnh tăng sản lượng khẩn cấp tại Trung Đông, trong đó có Saudi Arabia, sản lượng có thể tăng thêm khoảng 1,14 triệu thùng dầu/ngày. Nga có thể bổ sung nguồn cung thêm khoảng 400 nghìn thùng/ngày.

Riêng phía Mỹ sẽ khó có thể tăng sản lượng trong những tháng tới bởi hệ thống đường ống chưa thể đáp ứng được.

Nguồn tin: bizlive.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp đề xuất không bán xăng E5 nữa, Bộ Công thương nói gì?

Chiều 1/3, trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2018 diễn ra tại Hà Nội, nhiều ý kiến thắc mắc về tình hình kinh tế- xã hội 2 tháng đầu năm được nếu ra. Trong đó, đề xuất..

Giá dầu thế giới tăng khi thị trường bớt lo ngại về tình trạng dư cung

Giá dầu thế giới đi lên trong ngày 15/5 khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thông báo rằng tình trạng dư cung trên thị trường “vàng đen” thế giới hầu như đã được ..

Hàng hóa TG sáng 7/2: Đồng USD mạnh lên tiếp tục gây áp lực giảm giá | Hoanghungpetro.com.vn

Phiên giao dịch 6/2 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 7/2 giờ VN), giá dầu, vàng và đường đều sụt giảm. Đồng USD mạnh lên tiếp tục g

Suy thoái toàn cầu có ý nghĩa gì đối với OPEC

Những nhà tiên tri La Mã sẽ tìm kiếm điềm báo trong chuyến bay của đại bàng hoặc ruột của những con thú bị giết, trước khi đưa ra lời khuyên có nên chiến đấu không. Sự đảo ngược..