Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, và bất chấp việc đã thiết lập thành công hợp đồng tương lai dầu mỏ theo đồng NDT, Bắc Kinh sẽ phải vật lộn với hậu quả kinh tế và địa chính đã không tính đến khi nước này tìm cách dập tắt cơn khát dầu và khí đốt.
Vì Trung Quốc dựa nhiều hơn vào nhập khẩu dầu thô nước ngoài và nhập khẩu khí đốt dưới dạng LNG và khí đốt qua ống dẫn từ các nước láng giềng, dòng chảy của đô la dầu mỏ hoặc trong trường hợp này, nhân dân tệ dầu mỏ sẽ thấy nước này phải đối mặt với tình huống khó xử kéo dài hàng thập kỷ mà Mỹ phải đối mặt; sự chuyển giao vốn lớn cho các nhà sản xuất dầu mỏ nước ngoài.
Tệ hơn nữa, đối với Mỹ tại thời điểm phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ nước ngoài, việc vận chuyển vốn là thường xuyên đến các nhà sản xuất dầu mỏ Trung Đông ít thân thiện hơn, bao gồm Saudi Arabia, những người trong thập niên 1970 và 1980 có thể được gọi là bạn bè xã giao hoặc ít nhất một đồng minh thuận tiện. Mỹ cần dầu mỏ của Saudi vì sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục giảm trong khi tiêu thụ dầu của Mỹ tăng vọt lên mức chưa từng thấy. Về phần mình, Saudi đã cần và vẫn cần, Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ tiếp tục duy trì mở các tuyến vận chuyển quan trọng bao gồm cả tuyến hàng hải quan trọng nhất trên thế giới, eo biển Hormuz, cho phép xuất khẩu hàng hóa nguyên liệu thô sang thị trường nước ngoài.
Cơn khát nhiên liệu không ngừng nghĩ của Trung Quốc
Trung Quốc đã vượt Mỹ trong tổng lượng nhập khẩu dầu thô hàng năm vào năm 2017 với mức nhập 8,4 triệu thùng/ngày so với 7,9 triệu thùng dầu thô nhập khẩu của Mỹ. Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu ròng lớn nhất thế giới tổng lượng xăng dầu và nhiên liệu lỏng khác trong năm 2013. Năng lực lọc dầu mới và dự trữ hàng tồn kho chiến lược, kết hợp với sản xuất trong nước giảm, là nhân tố chính góp phần tăng nhập khẩu gần đây.
Trong năm 2017, trung bình 56% nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đến từ các nước thành viên OPEC. Con số này giảm từ mức cao nhất 67% trong năm 2012, trong khi Nga và Brazil tăng thị phần nhập khẩu của Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, từ 9% lên 14% và từ 2% đến 5%, tương ứng.
Hơn nữa, nhập khẩu từ Nga, đã vượt qua Saudi Arabia là nguồn dầu thô nước ngoài lớn nhất Trung Quốc trong năm 2016, tổng cộng 1,2 triệu thùng/ngày trong năm ngoái, trong khi Saudi Arabia chiếm 1,0 triệu thùng/ngày. Các nước OPEC và một số nước không thuộc OPEC, kể cả Nga, đã đồng ý giảm sản lượng dầu thô đến hết năm 2018, cho phép các nước khác chiếm thị phần Trung Quốc trong năm 2017.
Tất nhiên, trong thập kỷ qua, sự liên quan của Mỹ đối với dầu mỏ của Saudi và OPEC đã được bù đắp phần lớn do những điều kỳ diệu về sự bùng nổ dầu mỏ và khí đốt đá phiến của Mỹ đã chứng kiến v nhập khẩu dầu của Saudi vào Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, mức không nhìn thấy được kể từ những năm 1980.
Câu hỏi đặt ra là: Liệu Trung Quốc có thấy chính mình trong cùng một tình trạng phụ thuộc dầu mỏ nước ngoài như Mỹ đã từng vào đầu những năm thập niên 1970 cho đến thập kỷ qua? Tất cả các dấu hiệu chỉ ra rằng câu trả lời cho câu hỏi này là một câu trả lời có.
Quy mô lớn của nền kinh tế Trung Quốc, sự tăng trưởng kinh tế kéo dài, dân số khổng lồ và các vấn đề sản xuất dầu thô và khí đốt tạo ra một kịch bản sẽ không chỉ làm cho Bắc Kinh phụ thuộc nhiều hơn vào dầu từ các khu vực không ổn định hoặc địa chính trị, bao gồm Iran, Nigeria, Saudi Arabia, và các nhà sản xuất OPEC khác, mà còn từ Nga, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu từ quốc gia đó.
Trung Quốc cần dầu khí của Mỹ
Những động thái này cũng chỉ ra lợi thế là việc xuất khẩu dầu của Mỹ không chỉ cung cấp cho Trung Quốc mà là toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương. An ninh nguồn cung cần phải được thực hiện vào chiến lược đa dạng hóa dầu nhập khẩu của Bắc Kinh, ngay cả khi nó là một viên thuốc khó nuốt cho đất nước khi Bắc Kinh đang có cuộc chiến thương mại với Washington.
Không chỉ sản xuất dầu đá phiến và sản xuất LNG của Mỹ cung cấp sự cải thiện an ninh nguồn cung, cũng như hệ thống quản lý phức tạp và phát triển cơ sở hạ tầng đường ống, cũng có những ưu đãi về giá cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu dầu khí khác.
Trước hết, chênh lệch giá giữa dầu thô West Texas Intermediate (WTI) và dầu thô Brent và các chuẩn toàn cầu khác khuyến khích Trung Quốc và các nước khác mua thêm dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ cho các nhà máy lọc dầu. Ngay cả khi một số nhà máy tinh chế không được thiết kế để xử lý các loại dầu nhẹ, dầu nhẹ có thể được sử dụng như một sự pha trộn với các loại dầu thô khác, mang lại các loại sản phẩm thành phẩm lợi nhuận cao hơn như nhiên liệu phản lực, xăng, dầu hỏa và các loại khác.
Như LNG của Mỹ, thực tế là LNG xuất khẩu của Mỹ được định giá theo giá của Henry Hub cũng là một điểm bán hàng hấp dẫn đối với nguồn cung nhiên liệu siêu lạnh của Mỹ. Bất chấp một sự thay đổi gần đây từ một hợp đồng LNG dài hạn thành gần hợp đồng LNG ngắn hơn và giao dịch giao ngay thuần túy, thực tế vẫn là phần lớn khối lượng LNG được bán trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chiếm hai phần ba tổng nhu cầu LNG toàn cầu vẫn liên kết chặt chẽ với một công thức định giá dầu.
Trong tháng 11/2017, Trung Quốc đã nhập khẩu một lượng dầu thô kỷ lục từ Mỹ, khoảng 289.999 thùng/ngày; chiếm một thị phần nhỏ của mức 9,01 triệu thùng dầu thô mà Trung Đông đã nhập khẩu trong tháng đó.
Tuy nhiên, chênh lệch giảm của giá dầu thô của Mỹ so với brent sẽ tiếp tục thúc đẩy việc nhập khẩu dầu Mỹ, đặc biệt là do giá chênh lệch đó được dựa trên nhiều thùng dầu hơn được bơm ở Mỹ, (trong bối cảnh giá dầu thế giới cao hơn) mà dự kiến sẽ sớm vượt Nga như là nhà sản xuất dầu hàng đầu ở mức 11 triệu thùng/ngày. Sản lượng của các thành viên OPEC và Nga, về phần mình, có thể sẽ giữ ổn định hoặc giảm sâu hơn nếu việc cắt giảm sản xuất OPEC/ngoài OPEC được mở rộng sau năm 2018.
Sản lượng dầu của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 10,264 triệu thùng/ngày trong tháng Hai, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết hôm thứ Hai.
Chênh lệch giá dầu Brent/WTI tăng lên
Hôm thứ Sáu tuần trước, chênh lệch giá dầu Brent-WTI đã gần 7 USD, mở rộng hơn nữa để khuyến khích các nhà sản xuất Mỹ xuất khẩu dầu thô cho khách hàng ở nước ngoài. Trong tháng 3, mức chênh lệch này chỉ đứng ở mức 3 USD/thùng. Một phần của sự phân kỳ giá cả này không chỉ xuất phát từ nguồn cung của Mỹ tăng mà còn do lo ngại về địa chính trị, chủ yếu là từ căng thẳng ở Syria, Yemen và đang tiếp tục tranh giành vị trí trong khu vực giữa Riyadh và Tehran, thậm chí khiến người Saudi phải xem xét ủng hộ Israel trong mối quan hệ song phương, cũng gây áp lực lên Brent và các giá chuẩn khác.
Michal Meidan, chuyên gia phân tích chính sách năng lượng châu Á và địa chính trị tại công ty tư vấn nghiên cứu Energy Aspects đã nói với CNBC vào cuối năm ngoái, “Tôi nghĩ rằng Mỹ chắc chắn đã sẵn sàng nắm bắt được sự tăng trưởng đó. Có một mối quan tâm khổng lổ vào dầu thô Mỹ ở Châu Á đặc biệt là Trung Quốc.”
Tất cả những điều này khi xuất hiện sẽ buộc Bắc Kinh gửi một lượng lớn tài sản để lấp đầy kho bạc của các nhà sản xuất dầu mỏ nước ngoài, giúp cải thiện tình trạng mất cân bằng thương mại với Mỹ và các nước khác, đồng thời giúp các nhà sản xuất này chống lại lợi thế địa chính trị và kinh tế được Bắc Kinh tận dụng.
Nguồn: xangdau.net
Trả lời