Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam: Nỗ lực vượt thách thức

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử hơn 42 năm xây dựng, phát triển. Ngoài yếu tố giá dầu suy giảm kéo dài, lĩnh vực cốt lõi là thăm dò khai thác cũng gặp khó khăn; các vấn đề liên quan đến những dự án chưa hiệu quả… đã tác động tiêu cực nhiều mặt đến hoạt động của PVN. Từ thực tế đó, đòi hỏi Tập đoàn phải nỗ lực để vượt qua thách thức, tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 

Hoạt động khai thác dầu khí tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

Xử lý một số dự án chưa hiệu quả

Trong thời gian gần đây, đóng góp của ngành Dầu khí rất lớn cho nền kinh tế, luôn ở nhóm dẫn đầu về nộp ngân sách nhà nước. Mặc dù từ năm 2015 đến nay còn gặp nhiều khó khăn, nhưng PVN đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Trong đó, với quyết tâm đưa dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 sớm về đích, lãnh đạo Tập đoàn đã ban hành nghị quyết liên tịch và thành lập ban chỉ đạo đặc biệt về việc triển khai dự án. Với sự ra đời của nghị quyết và đang được thực hiện quyết liệt, cùng sự hỗ trợ của các ngành chức năng, các cấp có thẩm quyền, với những cơ chế chính sách phù hợp, PVN sẽ sớm hoàn thành dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.

Việc xử lý các dự án chưa hiệu quả cũng đang được PVN triển khai quyết liệt. Trong đó, với dự án Ethanol Bình Phước và Dung Quất, về cơ bản các cổ đông, đối tác và phía ngân hàng đã thống nhất khởi động lại nhà máy. Đầu năm 2018 sẽ có sản phẩm E100 ra thị trường. Riêng với dự án Ethanol Phú Thọ, Tập đoàn đã tìm được hướng xử lý và hy vọng trong năm 2017 sẽ tìm được đối tác để chuyển nhượng dự án.

Về dự án Sơ xợi Đình Vũ, Tập đoàn đang triển khai phương án khôi phục lại và một trong những giải pháp ưu tiên là đưa Nhà máy Sơ xợi Đình Vũ vào trong chuỗi giá trị của hóa dầu và sơ xợi. Hiện, PVN đã làm việc và ký được biên bản ghi nhớ với một đối tác nước ngoài về việc hợp tác trong quá trình khôi phục, vận hành lại nhà máy, đồng thời đang có một đối tác khác quan tâm, tìm hiểu. Tập đoàn sẽ đánh giá các phương án mà các đối tác đưa ra, và sẽ xem xét quyết định một phương án tốt nhất để hy vọng đưa nhà máy vào vận hành trong năm 2017.

Cần sự cộng đồng trách nhiệm

Hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí là lĩnh vực then chốt, nền tảng của PVN. Nhưng, hoạt động này lại đang đứng trước những khó khăn rất lớn, đặc biệt là vấn đề gia tăng trữ lượng. Nguyên nhân là trong nhiều năm nay chưa được tháo gỡ về cơ chế để tạo nguồn lực cho công tác tìm kiếm thăm dò, nên kết quả công tác gia tăng trữ lượng rất thấp. Do đó, cùng với việc tiếp tục củng cố lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, cần phải phát triển các khâu khác để bảo đảm tính bền vững của ngành Dầu khí, đặc biệt trong đó là lĩnh vực chế biến sâu, như phát triển hóa dầu, phát triển hạ tầng sản xuất, kinh doanh khí. Đây là những lĩnh vực trong tương lai sẽ giữ vai trò bù đắp vào sự suy giảm của lĩnh vực cốt lõi.

Trong lĩnh vực dịch vụ, hiện chỉ có Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) là đơn vị hoạt động hiệu quả, còn các đơn vị khác hầu hết đều lỗ. Nguyên nhân là do giá dầu thấp kéo theo các hoạt động dầu khí, các dự án đầu tư của không chỉ Việt Nam mà cả các nước khác đều giãn tiến độ triển khai nên việc tìm kiếm, bố trí công việc cho các đơn vị dịch vụ rất khó khăn.

Từ thực tế trên cho thấy, chặng đường phát triển tiếp theo của Tập đoàn là đầy thử thách, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của không chỉ riêng đơn vị mà cả sự chia sẻ, đồng hành, vào cuộc của các ngành liên quan, các cấp có thẩm quyền trong việc thực hiện mục tiêu phát triển ngành Dầu khí.

Đại diện lãnh đạo Tập đoàn khẳng định, tập thể cán bộ và hơn 55 nghìn người lao động dầu khí sẽ đoàn kết, giữ vững ý chí, nêu cao tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh truyền thống anh hùng để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao, góp phần ổn định, xây dựng PVN ngày càng phát triển, xứng đáng là tập đoàn kinh tế mạnh của nước nhà.

Tập đoàn PVN và Vietnam Airlines vừa ký thỏa thuận về việc hợp tác nhằm khai thác tối đa thế mạnh, nguồn lực của mỗi bên trên cơ sở thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước nói chung. PVN và Vietnam Airlines thống nhất nguyên tắc theo khuôn khổ của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chủ trương “Các doanh nghiệp, ngân hàng trong khối doanh nghiệp trung ương sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau”. PVN và Vietnam Airlines đặt mục tiêu thỏa thuận hợp tác trên tinh thần cùng nhau phát triển nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, an ninh năng lượng và tuyên truyền an toàn bay. Hai bên đã thống nhất được 5 nội dung cơ bản và đi đến ký kết thỏa thuận chung. Tiếp nối sự hợp tác nhiều năm qua, thỏa thuận lần này đã nâng tầm quan hệ giữa Vietnam Airlines và PVN lên một bước phát triển mới, đánh dấu sự hợp tác toàn diện, lâu dài.

Nguồn tin: hanoimoi.com.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu đang không thúc đẩy đủ đầu tư, theo bộ trưởng Saudi

Theo Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, sự phục hồi của dầu lên gần 70 đô la một thùng vẫn không đủ để kích thích sự quay trở lại đầu tư đầy đủ trong khu vực này.
Ông Khalid Al-Falih cho biết, đầu ..

Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo ngày 23/5 tăng ngày thứ 3 liên tiếp

 
Giá cao su kỳ hạn TOCOM, hợp đồng benchmark ngày 23/5 tăng phiên thứ 3 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần 1 tuần đạt được phiên trước đó, được hậu thuẫn bởi giá dầu tăng cao.
Giá ..

Kế hoạch Nga-Saudi cho một siêu OPEC có thể định hình trật tự dầu mỏ toàn cầu

Khi nhóm giám sát còn gọi là thỏa thuận OPEC gặp nhau, các nghi thức đã bị chi phối bởi hai quốc gia: Saudi Arabia và Nga. Đó có lẽ là một hình ảnh tức thời về tương..

Xăng dầu nhập khẩu nhiều nhất từ Singapore, Hàn Quốc

 
Singapore, Hàn Quốc, Malaysia cung cấp tới gần 80% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2017 cả nước nhập khẩu 12,86 triệu t..