Khi các tin tức xuất hiện rằng Ấn Độ và Trung Quốc đang đàm phán về việc thành lập một câu lạc bộ mua dầu, thì OPEC có lẽ quá bận rộn với cuộc họp ngày 22 tháng Sáu để lo lắng về liên minh nguy hiểm đó. Bây giờ, có lẽ đã tới lúc để việc này bắt đầu gây lo ngại.
“Sự quyết định thời gian là đúng. Sự bùng nổ trong sản xuất dầu và khí đốt của Mỹ mang lại cho chúng ta đòn bẩy lớn hơn đối với OPEC”, tờ Thời báo Ấn Độ dẫn lời một quan chức nước này phát biểu vào tháng trước sau khi bắt đầu chính thức các cuộc đàm phán. Xét cho cùng, hai quốc gia này chiếm 17% tổng lượng tiêu thụ dầu toàn cầu và họ là những nước sẽ chịu thiệt hại nặng nhất nếu giá tăng do các hành động của OPEC.
Hơn nữa, họ có lẽ là không đơn độc trong nỗ lực này để kiềm chế sự bành trướng của OPEC trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Theo Carl Pope của Bloomberg, Châu Âu và Nhật Bản, trước đây không muốn tham gia vào bất kỳ dự án nào chống lại OPEC, nhưng bây giờ có thể tham gia. Lý do họ có thể tham gia không giống như trong các chu kỳ giá dầu trước đây, bây giờ có nhiều sự thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Điện khí hóa là nơi mà OPEC có thể phải đối mặt với một tổ chức của những người mua dầu trong tương lai.
Ấn Độ, Trung Quốc và châu Âu đều rất mạnh trong việc áp dụng xe điện. Nhật Bản là một nhà sản xuất pin hàng đầu. Nếu họ đặt tâm trí của mình vào đó, thì bốn nước này có thể làm đảo lộn thị trường dầu và làm lụn bại OPEC một cách hiệu quả. Tất nhiên, đây là một kịch bản tốt nhất mà hiếm khi xảy ra trong thực tế.
Hãy lấy Ấn Độ làm ví dụ. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy có tới 90% tài xế Ấn Độ sẵn sàng chuyển sang dùng xe điện nếu như chính phủ xây dựng cơ sở hạ tầng sạc pin cần thiết, giảm thuế đường bộ và tăng trợ cấp. Một cuộc khảo sát khác đã xác định giá và phạm vi như là những rào chắn thêm vào đối với việc áp dụng xe điện rộng rãi ở Ấn Độ. Do những thách thức này, New Delhi gần đây đã điều chỉnh mục tiêu đầy tham vọng của mình từ việc có toàn xe điện trên các con đường của nước này vào năm 2030 thành có 30 phần trăm xe điện.
Về phần mình, Trung Quốc là nước đi đầu không thể tranh cãi trong việc áp dụng xe điện (EV) toàn cầu: quốc gia này chiếm hơn 50% doanh số EV toàn cầu. Tuy nhiên phần lớn được thực hiện bởi các khoản trợ cấp chính phủ hào phóng cho sản xuất EV. Những khoản trợ cấp này sẽ được giảm xuống về 0 vào năm 2020, và các nhà sản xuất ô tô đang bắt đầu dốc hết sức cho một tương lai mà không có sự hỗ trợ của nhà nước. Vẫn không chắc chắn là liệu sự bùng nổ của EV có tiếp tục sau năm 2020 hay không.
Tình huống bấp bênh này với EV là lý do đủ để Trung Quốc và Ấn Độ tìm kiếm quyền lực nhiều hơn trên thị trường dầu mỏ quốc tế vốn bị chi phối bởi OPEC và là lý do cho việc hình thành một “câu lạc bộ của người mua”. Châu Âu là một khu vực hàng đầu ứng dụng EV và nó cũng rất quan trọng về chủ nghĩa bảo vệ môi trường. Đồng thời, nó vẫn nhập khẩu thô và khá nhiều, do đó, nó quan tâm đến giá dầu như một người mua lớn.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc áp dụng EV. Châu Âu có thể giúp đỡ và hưởng lợi từ việc này. Xét cho cùng, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản chiếm tới 65% lượng xe sản xuất của thế giới, và rất nhiều trong số đó được sản xuất ở châu Âu. Bốn quốc gia này cũng tiêu thụ 35% lượng dầu thô của thế giới và muốn giảm bớt con số này.
Theo Pope, nếu họ hợp tác thì có thể thương lượng hoặc chuyển dần sang EV hoặc là chuyển nhanh hơn sang EV. Tất cả sẽ phụ thuộc vào việc OPEC có đồng ý duy trì mức giá thấp hơn hay không.
Một quan điểm hoài nghi hơn sẽ lưu ý tới những thách thức trong việc áp dụng EV chẳng hạn như khoản trợ cấp và cơ sở hạ tầng. Những việc này sẽ mất thời gian để vượt qua ngay cả khi mọi người hợp tác cùng nhau. Tuy nhiên, về lâu dài, một liên minh của những người mua dầu có thể là một lực lượng được các nhà sản xuất dầu tính đến, và cần phải bắt đầu chú ý ngay từ bây giờ.
Nguồn tin: xangdau.net
Trả lời