Trật tự năng lượng thế giới bắt đầu thay đổi

Một số chuyên gia năng lượng tin rằng chính cuộc bùng nổ dầu đá phiến đã giúp Mỹ chiếm ngôi vị nhà khai thác chi phối thị trường dầu thô trên thế giới từ tay Ả-rập Saudi. 

Dầu Mars và dầu Poseidon đang đổ về châu Á. Đây là 2 loại dầu thô của Mỹ đang trực tiếp cạnh tranh với OPEC tại thị trường đầy tiềm năng này.

Trong nỗ lực tăng cường đơn đặt hàng, các nhà xuất khẩu dầu thô Mỹ đang tích cực tập trung vào thị trường châu Á trong bối cảnh họ đang tận dụng sự chênh lệch giá và việc OPEC cắt giảm nguồn cung.

Đây là tin tốt lành đối với những khách hàng ở châu Á do họ được hưởng lợi từ một “rổ các loại dầu thô” đa dạng hơn và sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp khiến giá dầu giảm.

John Driscoll, giám đốc đến từ công ty dịch vụ năng lượng JTD Energy Services tại Singapore nhận định: “Bàn tiệc buffet” dầu thô dành cho khách hàng châu Á trở nên phong phú hơn”.

Ấn Độ nhận lô dầu thô 1,6 triệu thùng đầu tiên từ Mỹ bắt đầu từ mùng 2/10. Đây là kết quả của chuyến viếng thăm Mỹ của thủ tướng Narendra Modi hồi tháng 6 nhằm thương lượng về hợp đồng cung cấp 8 triệu thùng dầu cho 3 nhà máy lọc dầu của quốc gia này.

Tất cả những thay đổi trên bắt đầu từ khi chính quyền ông Obama gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô nội địa sau 40 năm.

Hiện tại, Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường khai thác dầu thô nếu điều kiện kinh tế vẫn giữ ở ngưỡng tích cực.

Một trong những nhân tố quyết định tới dòng chảy của dầu thô trên thị trường toàn cầu là mức chênh lệch về giá giữa dầu Brent và dầu WTI. Thông thường, nếu mức chênh lệch giá này càng cao, dầu WTI càng hấp dẫn với khách hàng hơn.

Hồi đầu tháng 10, mức chênh lệch giá được kéo rộng lên ngưỡng cao nhất trong vòng 2 năm ở mức 6 USD/thùng.

Xuất khẩu trở thành lựa chọn phổ biến của Mỹ khi đạt 1,98 triệu thùng/ngày tính đến cuối tháng 9. Theo ông Michael Wittner, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Dầu tại Societe Generale, “Có quá nhiều dầu thô ở thị trường Mỹ trong khi ở một số thị trường khác thì lại rất ít. Điều này đồng nghĩa giá dầu thô Mỹ khá yếu so với giá toàn cầu và việc tăng cường xuất khẩu sẽ giải quyết tình trạng mất cân bằng này”.

Tầm ảnh hưởng của OPEC bắt đầu giảm

Theo Ed Rawle, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Wood Mackenzie, nhận định lượng dầu đá phiến xuất khẩu của Mỹ tính đến năm 2022 sẽ vượt 3 triệu thùng/ngày, trong đó thị trường châu Á tiêu thụ khoảng 1/3.

Điều này cho thấy tín hiệu trật tự thế giới năng lượng bắt đầu thay đổi do tầm ảnh hưởng của OPEC bắt đầu giảm. Một số chuyên gia năng lượng tin rằng chính cuộc bùng nổ dầu đá phiến đã giúp Mỹ chiếm ngôi vị nhà khai thác chi phối thị trường dầu thô trên thế giới từ tay Ả-rập Saudi.

Khi tàu chở dầu thô của Mỹ di chuyển đến phía đông, chắc chắn OPEC sẽ phải lưu ý điều này. “Thông thường, các nhà cung cấp dầu thô của OPEC sẽ cần theo dõi và đánh giá lại giá dầu của họ sao cho cạnh tranh hơn khi mà hơn 50% lượng dầu ở thị trường châu Á đến từ các nước ngoài tổ chức OPEC”, ông Rawle nhận định.

Việc Mỹ có tiếp tục tăng cường xuất khẩu dầu thô sang phía đông hay không tất cả phụ thuộc vào tốc độ tăng công suất tại các cảng ví dụ như cảng xa bờ Louisiana Offshore Oil Port.

“Sự trỗi dậy của Mỹ với vai trò là nhà xuất khẩu quan trọng đối với châu Âu và châu Á sẽ tiếp tục tăng, phụ thuộc vào sự gia tăng khả năng xuất khẩu của khu vực Vùng Vịnh Mỹ và mức chênh lệch giá sẽ vẫn hấp dẫn đối với khách hàng”, theo Harry Tchilinguirian, trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược thị trường hàng hóa tại BNP Paribas nhận định.

Nguồn tin: Ndh.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Làn sóng COVID-19 thứ hai có thể nhấn chìm thị trường dầu mỏ

Đà tăng của giá dầu đã khựng lại, khi lo ngại bấy lâu về “làn sóng COVID-19 thứ hai đã thành thực tế, gây ra những đe dọa mới nhưng lại cũ đối với kinh tế toàn cầu.
C

Iraq công bố kế hoạch đa dạng hóa nền kinh tế, thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ

Thủ tướng Iraq Haider Al Abadi hôm Chủ nhật đã tiết lộ một kế hoạch đầy tham vọng nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào dầu mỏ thông qua việc tăng cường các lĩnh vực tư nhân của nước này trong giai đoạn 5 năm.
..

Tăng thuế môi trường xăng dầu là “tính quẩn”

    Theo chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh thu nhập của người dân còn thấp, năng lực cạnh tranh hàng hóa chưa cao, việc đề xuất tăng khung thuế bảo vệ môi trường là khá nhạy cảm. 
..

Hàng hóa TG tuần tới 22/4: Hầu hết hàng hóa giảm giá

   Trong tuần này, giá dầu, kim loại cơ bản và nhiều mặt hàng nông sản đều giảm giá do lo ngại dư cung. Chỉ riêng vàng tiếp tục tăng giá bởi nhữ..