Triều Tiên bắt đầu ngầm đòn đau từ Trung Quốc

Nhập khẩu của Trung Quốc từ Triều Tiên trong tháng Tư đã sụp giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Điều này cho thấy, Triều Tiên đã bắt đầu ngấm đòn đau từ những biện pháp trừng phạt của Bắc Kinh, khi mà cường quốc châu Á này đang phải đối mặt với sức ép gia tăng đòi họ dùng ảnh hưởng của mình để ngăn chặn chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của đồng minh. 

Trung Quốc không hài lòng với một Triều Tiên quyết liệt theo đuổi tham vọng về vũ khí hạt nhân

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, và các con số thống kê cho thấy việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu than của Triều Tiên từ ngày 26/2 đang gây ảnh hưởng và đang làm suy yếu khả năng của Bình Nhưỡng trong việc thu ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu.

Hồi tháng Hai, Bắc Kinh bất ngờ ra quyết định ngừng nhập khẩu than từ Triều Tiên. Giới phân tích nhận định, ảnh hưởng kinh tế từ động thái này sẽ rất nghiêm trọng và có thể buộc Bình Nhưỡng phải ngồi vào bàn đàm phán. Trung Quốc đang nhập khẩu khối lượng than trị giá khoảng 1,89 tỉ USD từ Triều Tiên. Đây là một con số rất lớn so với mức 2,5 tỉ USD giá trị tổng nhập khẩu của Trung Quốc từ Triều Tiên năm 2016. Chính vì thế, quyết định ngừng nhập khẩu than của Triều Tiên được đánh giá là đòn trừng phạt mạnh tay nhất từ trước đến nay mà Trung Quốc tung ra với đồng minh thân thiết.

Và thực tế cho thấy, Triều Tiên rõ ràng đã phải đối mặt với hậu quả từ đòn trừng phạt của Trung Quốc. Trong tháng Tư, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã nhập khẩu hàng hóa đạt giá trị 99,3 triệu USD từ Triều Tiên. Đây là mức nhập khẩu hàng hóa hàng tháng thấp nhất của Trung Quốc từ Triều Tiên ít nhất là kể từ thời điểm tháng 6 năm 2014 đến giờ, con số thống kê của hải quan Trung Quốc cho biết. 99,3 triệu USD cũng là con số thấp hơn 114,6 triệu USD của tháng Ba và thấp hơn rất nhiều so với 167,7 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn đang kêu gọi và thúc giục Trung Quốc gây áp lực kinh tế mạnh mẽ hơn nữa với Triều Tiên để nước này lùi bước trong vấn đề hạt nhân và tên lửa.

Tại cuộc họp báo định kỳ ngày hôm qua (23/5), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying đã nói, hành động của Bắc Kinh không nhằm chứng minh bất kỳ điều gì với bất kỳ ai. “Đây là nghĩa vụ quốc tế của chúng tôi với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế cũng như một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”, bà Hua nhấn mạnh.

Ông Cho Bong-hyun – người dẫn đầu một nhóm nghiên cứu về nền kinh tế Triều Tiên của Ngân hàng IBK ở thủ đô Seoul, cho rằng, nhập khẩu của Trung Quốc từ Triều Tiên có thể sẽ còn tiếp tục giảm do việc Bình Nhưỡng liên tiếp thử tên lửa và việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu than. “Điều này sẽ không phải là thảm họa đối với Triều Tiên nhưng rõ ràng thực tế đó sẽ làm tổn thương Triều Tiên bởi nước này chủ yếu xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc với mỗi năm đạt trung bình 3 tỉ USD”, ông Cho nói thêm.

Không chỉ nhập khẩu của Trung Quốc từ Triều Tiên giảm mà xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên cũng đang giảm theo. Cụ thể, trong tháng Tư, xuất khẩu của Trung Quốc sang nước láng giềng đạt 288,2 triệu USD, giảm 12% so với mức của tháng Ba.

Xuất khẩu dầu diesel từ Trung Quốc sang Triều Tiên trong tháng Tư đã giảm hơn một nửa so với tháng Ba trong khi xuất khẩu xăng giảm 6%. Nguồn xăng dầu của Triều Tiên chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trung Quốc chiếm đến 90% giao dịch thương mại của Triều Tiên và gần như 100% nguồn nhập khẩu dầu mỏ của Triều Tiên.

Cắt đứt nguồn cung cấp dầu mỏ cho Triều Tiên trong một giai đoạn dài sẽ là biện pháp trừng phạt thảm khốc mà giới phân tích không nghĩ là Trung Quốc sẽ dùng đến với đồng minh gắn bó cũng là láng giềng sát nách quan trọng của họ.

Trung Quốc luôn được tin là nước duy nhất có ảnh hưởng lớn đến Triều Tiên. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là nhà cung cấp viện trợ lớn nhất cho Triều Tiên. Không ai khác ngoài Trung Quốc có thể cắt đứt mối liên hệ quan trọng nhất của Triều Tiên với thế giới bên ngoài bằng cách chấm dứt nguồn viện trợ lương thực, nhiên liệu và vũ khí. Trung Quốc cũng luôn đứng ra bênh vực Triều Triêu trong những cuộc đối đầu của nước này với các cường quốc phương Tây và các nước láng giềng. Trong những lần thử hạt nhân và tên lửa trước, Bắc Kinh thường không mấy khi tỏ thái độ bởi không muốn làm đồng minh Bình Nhưỡng tức giận.

Tuy nhiên, gần đây, Bắc Kinh đã bắt đầu thay đổi lập trường. Bắc Kinh đang ngày càng trở nên mất kiên nhẫn trước hàng loạt vụ thử hạt nhân và tên lửa liên tiếp không ngừng và đầy thách thức mà Triều Tiên thực hiện trong nhiều tháng trở lại đây.

Nguồn tin: Vnmedia.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Những cây xăng lậu trong thành phố

Không có giấy phép, không đảm bảo an toàn cháy nổ, nhưng nhiều hộ dân ở thành phố Biên Hòa chứa xăng, dầu ngay trong nhà rồi kết nối với đường ống dẫn ra trụ bơm xăng điện tử để..

Giá dầu châu Á giảm do dự báo sản lượng dầu của Mỹ tăng

Trong phiên giao dịch chiều ngày 12/3, giá dầu tại thị trường châu Á đã không giữ được đà tăng trong phiên sáng do dự báo sản lượng dầu của Mỹ tăng đã lấn

IEA ‘Sẵn sàng hành động’ để giữ cho thị trường dầu được cung cấp tốt

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) sẵn sàng hành động nếu “cần thiết để đảm bảo rằng thị trường vẫn được cung cấp tốt”, Giám đốc thị trường năng lượng và an ninh thuộc IEA, Keisuke Sadamori, nói với S

Giá dầu thế giới tăng mạnh nhờ lượng tồn kho của Mỹ sụt giảm

Thị trường dầu giao dịch khởi sắc trong phiên giao dịch chiều ngày 13/12 do số liệu cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn mức dự báo trong khi hệ thống đường ống dẫn dầu Forties ở Biển Bắc đang phải ngừng hoạt động…