Trung Quốc tiếp tục cung cấp dầu thô cho Triều Tiên bất chấp lệnh cấm vận

Mới đây, sự kiện các tàu chở dầu của Trung Quốc vẫn tiếp tục vận chuyển đến Triều Tiên đã khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà Trắng quan ngại.

Sáng ngày 28/12, Tổng thống Trump cho biết ông “rất thất vọng khi Trung Quốc vẫn cung cấp dầu cho Triều Tiên” và lo ngại những động thái này sẽ ngăn cản “tiến trình hòa bình” với chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. 

Sau khi bị phê phán trên một số hãng tin của Hàn Quốc và Mỹ, Trung Quốc khẳng định các điều khoản cấm vận của Liên Hiệp Quốc với Triều Tiên không yêu cầu dừng lại các giao dịch dầu mỏ tư nhân.

Tổng thống Mỹ Donald Trump – Ảnh: Reuters

Từ tháng 9, chính quyền Washington đã đẩy mạnh việc kêu gọi các nước trừng phạt Triều Tiên về các vụ phóng thử tên lửa hạt nhân và cho biết sự hợp tác toàn diện của Trung Quốc là yếu tố then chốt giải quyết vấn đề này.

Trong tuần trước, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thống nhất các điều khoản cấm vận với Triều Tiên, bao gồm lệnh hạn chế tới 90% số lượng dầu thô và dầu tinh luyện nhập khẩu vào nước này, chỉ duy trì mức 500.000 thùng/năm.

Trước đề xuất cấm vận khắt khe và trừng phạt nặng hơn nếu Bình Nhưỡng có thêm động thái đe dọa an ninh khu vực của Mỹ, Trung Quốc và Nga yêu cầu cần thêm thời gian cân nhắc.

Theo các chuyên gia từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, việc giao quyền cấm vận cho Trung Quốc có rất nhiều sơ hở và không hiệu quả nhưng chính quyền Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ nghi vấn này. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ren Guoqiang khẳng định cả chính phủ và quân đội Trung Quốc đều thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

Theo Reuters và Chosun Ilbo, hình ảnh từ các vệ tinh an ninh đã phát hiện 30 chuyển tàu biển chở dầu tới Triều Tiên riêng trong tháng 10.

Trước tình hình này, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Michael Cavey đã nhắc lại điều khoản cấm vận và kêu gọi các quốc gia khác cần phối hợp thực hiện mạnh mẽ hơn nữa: “Chúng tôi mong rằng Trung Quốc sẽ chấm dứt mọi quan hệ kinh tế với Triều Tiên trên mọi lĩnh vực như cung cấp xăng dầu, du lịch và thương mại. Điều này cần sự phối hợp của các quốc gia lân cận”.

Nguồn tin: doisongphapluat.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Căng thẳng ở Trung Đông – yếu tố đang hỗ trợ giá dầu châu Á

 Trong phiên giao dịch chiều 13/11, giá dầu tại thị trường châu Á tăng trong bối cảnh tình trạng căng thẳng vẫn tiếp diễn ở khu vực Trung Đông.
Tại thị trường Singapore, vào lúc 13 g..

Người châu Âu một lần nữa thúc giục Iran đạt được thỏa thuận JCPOA

Các bên tham gia châu Âu trong các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran đã lần thứ hai trong vòng vài ngày thúc giục Tehran ký kết một thỏa thuận “trong khi điều này vẫn có thể xảy ra,” sau một tuần mà triển vọng của thỏa thuận này d..

G7 mở đường cho việc gia tăng chi tiêu vào dầu và khí đốt

Bất chấp các cam kết giảm phát thải và chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn từ phía các chính phủ ở châu Âu và Bắc Mỹ, đầu tư vào dầu mỏ sắp sửa bắt đầu tăng trở lại. Dấu hiệu rõ ràng nhất là cuộc họp G7 trong tuần này, nơi các thành viên của nh..

Giảm gần 12.000 tỷ đồng thuế xăng dầu từ tháng 4?

Bộ Tài chính dự kiến, nếu thời gian giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu lực từ ngày 1/4/2022, số thu thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ giảm khoảng 11.982 tỷ đồng.
Ngày 3/3/2022, Bộ Tài chính có công văn số 2068/BTC-CST gửi các Bộ, ban..