TT năng lượng tuần đến 23/3: Giá xăng giữ nguyên, dầu thế giới tăng mạnh

Tuần qua bất chấp hai phiên đi xuống, giá dầu thế giới vẫn ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 7, nhờ tình hình căng thẳng tại Trung Đông và những nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC. Tại Việt Nam giá xăng dầu tiếp tục được giữ nguyên.

Chiều ngày 23/3, Liên bộ Tài chính- Công Thương công bố tiếp tục giữ ổn định giá các mặt hàng xăng dầu bằng việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn.

Theo đó, giá bán lẻ xăng E5 RON92 không cao hơn 18.340 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S không cao hơn 15.716 đồng/lít; Dầu hỏa không cao hơn 14.560 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 12.528 đồng/kg.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước ngày 23/3/2018 là: 73,253 USD/thùng xăng RON92 (giảm 0,263 USD/thùng, tương đương -0,36%) (xăng nền để pha chế xăng E5 RON92); 77,066 USD/thùng dầu diesel 0.05S (tăng 0,478USD/thùng, tương đương 0,62%); 77,639 USD/thùng dầu hỏa (giảm 2,753 USD/thùng, tương đương -3,42%); 368,355 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S (tăng 1,385 USD/tấn, tương đương 0,38%)

Tỷ giá ngoại tệ để tính giá CIF kỳ này bình quân là 22.979 đồng/USD (tăng 32,91 đồng/USD, tương đương 0,1% so với kỳ trước); tỷ giá ngoại tệ tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt kỳ này bình quân là 22.721 đồng/USD (tăng 17,27 đồng/USD, tương đương 0,1% so với kỳ trước).

Giá etanol E100 đưa vào tính giá cơ sở mặt hàng xăng E5 RON92 theo Công văn số 298/BTC-QLG ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính về điều hành kinh doanh xăng dầu là 13.828,43 đồng/lít (chưa có thuế GTGT).

Để bình ổn giá xăng dầu, Liên bộ quyết định chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành. Cụ thể, xăng E5 RON92 669 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 704 đồng/lít); Dầu diesel: 177 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 92 đồng/lít); Dầu hỏa: 34 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 453 đồng/lít); Dầu mazut: 96 đồng/kg (kỳ trước chi sử dụng 52 đồng/kg).

Như vậy, từ 15h chiều nay 23/3/2018, giá các mặt hàng xăng dầu giữ nguyên. Xăng E5 RON92 không cao hơn 18.340 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S giá bán không cao hơn 15.716 đồng/lít; Dầu hỏa giá bán không cao hơn 14.560 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 12.528 đồng/kg. 

Từ 15h00 ngày 23/3, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giữ nguyên giá xăng dầu như hiện hành:

Thế giới

Tính theo tuần, giá dầu tăng 6,4% và giá dầu chuẩn Tây Texas (WTI) tăng 5,5%, đều là mức tăng mạnh nhất tính từ tháng 7/2017.

Trong phiên giao dịch đầu tuần (19/3), giá dầu trượt dốc, trong bối cảnh chứng khoán Mỹ đỏ sàn.

Chuyên gia phân tích kỹ thuật Brian LaRose thuộc United-ICAP cho rằng chứng khoán suy yếu là nhân tố thúc đẩy sự sụt giảm của thị trường năng lượng trong phiên này.

Tuy nhiên, giá “vàng đen” đã hồi phục trong phiên giao dịch ngày 20/3, giữa bối cảnh những lo ngại về căng thẳng giữa Iran và Saudi Arabia làm dấy lên lo ngại về nguồn cung dầu tại Trung Đông – vốn đã bị thắt chặt bởi kế hoạch cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài OPEC (Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ).

Đáng chú ý, giá dầu chạm mức cao nhất trong sáu tuần qua trong phiên giao dịch ngày 21/3, với sự hậu thuẫn của một loạt nhân tố: lượng dầu dự trữ của Mỹ bất ngờ giảm mạnh, OPEC và các nước sản xuất dầu mỏ khác tuân thủ chặt chẽ thỏa thuận cắt giảm sản lượng và thị trường đang lo ngại về “số phận” của thỏa thuận hạt nhân Iran.

Cụ thể, khép lại phiên này, tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 5/2018 tăng 1,63 USD, hay 2,6% lên 65,17 USD/thùng, mức cao nhất kể từ phiên 2/2/2018, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tăng 3% lên 69,47 USD/thùng.

Số liệu được công bố mới đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy lượng dầu thô dự trữ của nước này bất ngờ giảm 2,6 triệu thùng, trong khi trước đó các nhà phân tích dự đoán lượng dầu thô dự trữ của Mỹ sẽ tăng thêm 2,5 triệu thùng.

OPEC cũng cho biết mức tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài khối đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng Hai.

Giá dầu thế giới quay đầu đi xuống trong phiên giao dịch ngày 22/3 do hoạt động bán ra chốt lời của nhà đầu tư, song những nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC đã phần nào hạn chế đà giảm của giá “vàng đen”.

Đến phiên cuối tuần (23/3), giá dầu lấy lại đà tăng, sau khi Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabi khẳng định OPEC và các nhà sản xuất khác cần tiếp tục cắt giảm sản lượng cho đến năm 2019.

Bên cạnh đó, mối lo ngại về hoạt động xuất khẩu dầu thô của Iran trong tương lai cũng hỗ trợ thị trường “vàng đen”.

Chốt phiên này, giá dầu Brent tăng 1,54 USD (2,2%) lên 70,45 USD/thùng; còn giá dầu WTI tăng 1,58 USD (2,5%) lên 65,88 USD/thùng.

Theo các chuyên gia, thị trường đang quan ngại rằng Mỹ có thể tái áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Iran.

Công ty tư vấn năng lượng FGE cho rằng các lệnh trừng phạt mới mà Mỹ áp đặt với Iran có thể khiến lượng dầu xuất khẩu của quốc gia Trung Đông này giảm từ 250.000-500.000 thùng/ngày vào cuối năm nay so với mức xuất khẩu 2-2,2 triệu thùng/ngày hồi đầu năm 2016 khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.

Thêm vào đó, triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tăng trưởng mạnh tại Mỹ cũng hỗ trợ giá mặt hàng này.

Morgan Stanley dự báo giá dầu Brent có thể tăng lên 75 USD/thùng trong quý III/2018, nhờ nhu cầu theo mùa phục hồi.

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Xăng dầu trong nước có thể tiếp tục tăng theo xu hướng thế giới

Xăng dầu thế giới tăng trong thời gian qua sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều chỉnh giá xăng ngày 5/10. 
Xăng dầu trong nước có thể tiếp tục tăng theo đà tăng của thế giới.
Giá xăng dầu tại thị trường Sin..

Kuwait cho hay ý tưởng chấm dứt cắt giảm dầu chưa được bàn tới

OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ toàn cầu khác gồm có Nga sẽ không thảo luận về việc làm thế nào để chấm dứt cắt giảm sản lượng khi mọi người gặp nhau vào cuối tuần này tại Om..

Mỹ sản xuất dầu thô và khí đốt nhiều nhất thế giới trong năm 2017

 
Giàn khoan dầu tại cơ sở sản xuất dầu mỏ Chevron ở Bakersfield, California, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết Mỹ vẫn là nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên h

Opec cắt giảm dự báo tăng trưởng nguồn cung dầu do các mất mát của Nga

Opec đã cắt giảm một chút dự báo về tăng trưởng nguồn cung ngoài Opec năm nay, chủ yếu do ước tính sản lượng của Nga thấp hơn. Nhóm giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu gần như không thay đổi.
Trong Báo cáo Thị trường Dầu Hàng tháng (MOMR) m..