Trước các dự báo bi quan về nhu cầu dầu trong những thập kỷ tới, các ông lớn dầu khí toàn cầu đang ngày càng gắn chặt tương lai của họ vào mảng khí đốt tự nhiên.
Nhu cầu khí đốt nóng lên ở châu Á
Nhà máy sản xuất LNG trên đảo Barrow (Úc) là một phần của dự án Gorgon LNG do tập đoàn dầu khí Chevron đầu tư. Ảnh: The West Australian
Hôm 26-6, hội nghị khí đốt thế giới (WGC) lần thứ 27 ở Washington, Mỹ đã khai mạc, quy tụ hơn 600 diễn giả cao cấp từ khắp nơi trên thế giới bao gồm Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry và bộ trưởng năng lượng và dầu mỏ của nhiều nước cũng như các giám đốc điều hành từ các tập đoàn dầu khí toàn cầu như Chevron, ExxonMobil, Qatar Petroleum, BP, Total, ConocoPhillips, Shell…
Hội nghị năm nay thu hút sự chú ý lớn của ngành công nghiệp dầu khí toàn cầu trong bối cảnh nhu cầu khí đốt đang tăng mạnh, đặc biệt ở khu vực châu Á. Trong 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Trung Quốc và Pakistan tăng hơn 50% so với năm ngoái. Trong cùng thời gian, nhập khẩu LNG của Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đều tăng từ 15-30%. Kết quả là giá LNG ở châu Á vào hồi đầu tháng 6 đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014. Trong năm tháng đầu năm nay, với mức nhập khẩu khí đốt 34,9 triệu tấn, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, trở thành nước nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới.
Khí đốt tự nhiên, được xem là cầu nối sạch cho tiến trình chuyển từ sử dụng than sang các năng lượng tái tạo. Khi bị đốt cháy để sản xuất điện, khí đốt tự nhiên chỉ thải ra lượng khí CO2 chỉ bằng phân nửa so với than. Do vậy, nó được xem là sự lựa chọn sạch hơn so với than và sự bổ sung cho năng lượng gió và mặt trời khi thời tiết không hợp tác. Khí đốt tự nhiên sẽ là “một đồng minh tiềm năng” trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đồng thời đóng vai trò như mảng kinh doanh phòng thủ trước mối đe dọa ăn mòn nhu cầu dầu của xe điện. Tập đoàn dầu khí Shell (Anh-Hà Lan) dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào một thời điểm nào đó trong giai đoạn cuối thập niên 2020 và cuối thập niên 2040 khi xe điện ngày càng được phổ cập.
Khí đốt có triển vọng tăng trưởng dài hạn tốt nhất trong số các nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt khi nó có thể chuyển thành dạng hóa lỏng giúp dễ dàng vận chuyển.
“Chúng tôi nhìn thấy thị trường khí đốt đang tăng trưởng nhanh. Nhu cầu khí tốt tăng nhanh hơn nhu cầu năng lượng nói chung. Chúng tôi không xem các năng lượng tái tạo là mối đe dọa đối với khí đốt”, Steve Hill, Phó Chủ tịch phụ trách mảng kinh doanh khí đốt của Shell, nhà sản xuất LNG lớn nhất thế giới cho biết.
Chạy đua rót tiền cho các dự án khí đốt
Nhu cầu LNG (đường màu đỏ) sẽ bắt đầu vượt nguồn cung (đường màu đen) vào giữa thập niên 2020 nếu như không có những dự án sản xuất LNG mới trong những năm tới, theo công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie. Ảnh: Bloomberg
Các tập đoàn dầu khí toàn cầu như Shell (Anh-Hà Lan), BP (Anh) đã gia tăng công suất khí đốt trong những năm gần đây. Năm 2016, Shell bỏ ra hơn 50 tỉ đô la Mỹ để thâu tóm tập đoàn dầu khí BG Group (Anh) lúc mà giá dầu và khí đốt chạm đáy và thương vụ này chủ yếu là nhắm đến các tài sản khí đốt của BG Group. Theo công ty dịch vụ tài chính Edward Jones
Trả lời