Venezuela cầu xin sự hỗ trợ của OPEC để chống lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ

Venezuela đang cầu xin OPEC sự đoàn kết chống lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ, một tuần sau khi Iran cũng thỉnh cầu các thành viên trong nhóm ủng hộ chống lại việc trừng phạt trở lại của Mỹ đối với Tehran.

“Tôi thật lòng thỉnh cầu sự đoàn kết và hỗ trợ từ các thành viên đồng minh của chúng ta”, Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Manuel Quevedo đã viết trong một bức thư gửi cho OPEC, được Bloomberg News nhìn thấy.

Trong bức thư, Quevedo đang kêu gọi cartel thảo luận “những ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt đơn phương được áp đặt bởi Mỹ, điều này tượng trưng cho một cuộc xâm lược bất thường, về mặt tài chính và kinh tế, đối với các hoạt động trong ngành dầu khí quốc gia của chúng tôi và sự ổn định của thị trường”.

Bức thư của Venezuela tương tự như bức thư mà Iran gửi tới OPEC tuần trước, trong đó Tehran tìm kiếm sự hỗ trợ từ các thành viên OPEC chống lại các lệnh cấm vận của Mỹ và muốn vấn đề này được đưa vào chương trình nghị sự tại cuộc họp Vienna vào cuối tháng này.

Trong thư này, Bộ trưởng Dầu mỏ IranBijan Zangeneh cũng nói rằng quốc gia của ông không đồng ý với “những nhận xét gần đây của một số thành viên OPEC, nhấn mạnh rằng Tổ chức này đã thông qua quyết định bằng sự đồng thuận và không có thành viên nào riêng lẻ nào đại diện phát ngôn cho tổ chức.”

Bình luận này có thể tạo tiền đề cho một cuộc họp OPEC khó khăn, thậm chí là còn khó hơn khi Ảrập Xê-út ám chỉ rằng cartel và các đồng minh có thể bàn về việc nới lỏng cắt giảm sản xuất trong tháng Sáu.

Về phần mình, Venezuela, được cho là đang ở gần điểm mà nó có thể phải tuyên bố tình trạng bất khả kháng cho xuất khẩu dầu của mình khi sản xuất lao dốc và các cảng của nó không thể vận chuyển đủ dầu thô.

Iran và Venezuela hiện là hai mối lo ngại chính cho nguồn cung dầu trên toàn cầu vốn đã hỗ trợ đà tăng giá dầu trong những tuần gần đây, trước khi Saudi Arabia và Nga ẩn ý rằng họ đang cân nhắc đến việc nới lỏng cắt giảm để bù đắp sản lượng bị mất.

Nếu các đối tác trong thỏa thuận cắt giảm sản xuất quyết định tăng sản lượng và nếu động thái này làm giảm giá dầu, thì Iran và Venezuela sẽ là hai trong số những người thua cuộc lớn nhất do doanh thu từ dầu thấp hơn, bởi họ không thể tăng lên mức sản lượng của mình do các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bộ Tài chính thông báo cách tính thuế mới cho công thức tính giá xăng

Mức thuế này theo Bộ Tài chính là được căn cứ trên cơ sở tỷ trọng các mặt hàng xăng, dầu diezel, dầu hỏa và dầu mazut trong quý I/2018 từ ASEAN, Hàn Quốc, các nước trong khu ..

Phân tích thị trường dầu mỏ năm 2018

Sự quay trở lại của phí bảo hiểm rủi ro địa chính trị kết hợp với sức mạnh của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu và tuân thủ tiếp tục của OPEC đã khiến Brent tăng lên mức cao nhất trong hai năm vào ..

Bắt giữ tàu vận chuyển 600 m3 dầu DO không giấy tờ

Lực lượng Hải đội Kiểm soát trên biên khu vực miền Nam (Hải đội 3, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) đang xác minh điều tra một tàu vận chuyển 600 m3 dầu DO không có giấy tờ chứng minh..

Nhu cầu LNG gia tăng từ Nam Á làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khí đốt toàn cầu

Các nền kinh tế mới nổi ở Nam và Đông Nam Á đang quay trở lại thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng giao ngay (LNG) trong những ngày này, bất chấp giá tăng cao, tạo ra thêm nhu cầu khí đốt trên toàn cầu trong bối cảnh nguồn cung suy giảm khiến giá khí..