Đặc điểm nổi bật trong số liệu giao dịch dầu mỏ và sản phẩm của Trung Quốc tháng 12 là sự tăng vọt xuất khẩu nhiên liệu lên mức kỷ lục, nhưng động lực này có thể không bền vững.
Trung Quốc đã xuất khẩu 6,17 triệu tấn sản phẩm dầu đã lọc trong tháng 12, tương đương khoảng 1,6 triệu thùng/ngày, sử dụng hệ số chuyển đổi của BP với 8 thùng sản phẩm mỗi tấn.
Số liệu này tăng 6,6% so với 5,79 triệu tấn trong tháng 11 và cộng dồn xuất khẩu cả năm nay đạt 52,16 triệu tấn, tương đương khoảng 1,14 triệu thùng/ngày.
Xuất khẩu các sản phẩm (xăng, dầu diesel, nhiên liệu bay) mạnh trong tháng 12 có vẻ như phản ánh sự nhập khẩu dầu thô mạnh trong tháng 11, khi 9,01 triệu thùng/ngày được nhập, cao thứ hai trong kỷ lục.
Dư thừa dầu thô ở các nhà máy lọc dầu Trung Quốc trong tháng 11 và 12 cũng được gắn kết với lợi nhuận sản phẩm khắp châu Á vẫn mạnh. Theo số liệu của Reuters lợi nhuận lọc một thùng dầu thô Dubai tại một nhà máy lọc dầu Singapore đạt trung bình 7,17 USD trong tháng 12. Lợi nhuận là trên mức trung bình 365 ngày hiện nay tại 7,05 USD/thùng, mặc dù giảm từ mức đỉnh năm 2017 tại 9,07 USD/thùng trong tháng 9.
Điều này nghĩa là các nhà máy lọc dầu Trung Quốc có thể tận dụng giá các sản phẩm cao trong tháng 12, trong khi việc xử lý dầu thô dường như đã mua trong tháng 10 khi giá dầu thô Oman vẫn khoảng 55 USD/thùng. Điều này đã thay đổi khá nhiều trong những tuần gần đây, với giá dầu thô tăng và lợi nhuận lọc dầu đang giảm. Dầu thô Oman kỳ hạn đóng cửa tại 67,1 USD/thùng vào ngày 12/1, cao nhất trong hơn 3 năm, trong khi lợi nhuận lọc dầu giảm xuống 5,85 USD/thùng, gần mức thấp nhất kể từ tháng 5/2017.
Giá dầu thô và lợi nhuận lọc dầu có một mối quan hệ nghịch đảo, với lợi nhuận từ việc sản xuất nhiên liệu có xu hướng tăng lên đỉnh trong những tuần sau khi giá dầu ở mức thấp.
Các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc là mấu chốt
Sự tăng mạnh trong giá dầu những tuần gần đây có thể phản ánh quan điểm của thị trường rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC và các đồng minh đang thành công trong việc siết chặt thị trường.
Nhưng giá dầu thô tăng phá hoại lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu, khả năng gây sụt giảm sản lượng, ít nhất tới điểm khi tồn kho nhiên liệu đã lọc đủ thấp để gây tăng giá, phục hồi lợi nhuận. Trong một số khía cạnh động lực thị trường hiện nay tại châu Á là một bài tập tính toán nhà máy lọc dầu nào xuất khẩu sản phẩm có hiệu quả nhất và do đó có thể chịu đựng lợi nhuận sản phẩm thấp hơn.
Trong khi các nhà máy lọc dầu chủ chốt của nhà nước Trung Quốc vận hành các nhà máy thế hệ mới, các nhà máy lọc dầu độc lập, nhỏ hơn có thể khó khăn để cạnh tranh với các đối tác lớn hơn trong nước và các nhà máy lọc dầu quy mô lớn hiệu quả tại những nơi khác châu Á, như tại Singapore và bờ biển phía tây Ấn Độ.
Do các nhà máy lọc dầu nhỏ hơn đứng sau việc gia tăng mạnh trong nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong năm 2017, bất kỳ dấu hiệu giảm mua của họ sẽ là giảm việc nhập khẩu dầu thô.
Các nhà máy lọc dầu độc lập, được biết như nhà máy teapots, đã nhập khẩu khoảng 70,5 triệu tấn dầu thô trong năm 2017, tăng từ 42,1 triệu tấn trong năm 2016, theo số liệu của Thomson Reuters. Điều này nghĩa là các nhà máy lọc dầu độc lập đã nhập khẩu nhiều hơn khoảng 568.000 thùng/ngày trong năm ngoái so với năm 2016, chiếm phần lớn sự gia tăng trong nhập khẩu dầu thô khoảng 800.000 thùng/ngày của Trung Quốc.
Các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc đã trở thành một động lực quan trọng nhất của tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu, nghĩa là sức khỏe của họ ngày càng trở nên quan trọng. Dự đoán hiện nay là những nhà máy lọc dầu này sẽ tiếp tục nhập khẩu thêm dầu thô, do chính quyền tại Bắc Kinh dường như cho phép điều này bằng cách cấp thêm hạn ngạch để nhập khẩu dầu thô trực tiếp từ nước ngoài.
Nhưng cuối cùng, điều gì sẽ xác định liệu các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc có thể cạnh tranh trong nước và khu vực với các nhà máy lọc dầu lớn hơn.
Nguồn tin: vinanet.vn
Trả lời