Xuất khẩu tăng vọt của Mỹ có nghĩa là cắt giảm sản xuất của OPEC bị che mờ

Theo ING Groep NV, nguy cơ dầu mỏ giảm xuống dưới 60 USD/thùng do sự tăng vọt xuất khẩu của Mỹ đến châu Á đe dọa phá hoại thỏa thuận giữa OPEC và các nước đồng minh.

Warren Patterson, một nhà chiến lược hàng hóa tại ngân hàng Hà Lan, nói rằng mặc dù nhóm nhà sản xuất đã cam kết tuân thủ cam kết cắt giảm sản lượng và giảm bớt cung thừa trong năm 2017, dòng chảy của Mỹ đang chiếm một phần lớn hơn thị trường Châu Á có thể khiến một số quốc gia tăng nguồn cung. Kết quả của sự hợp tác thất bại chính là kéo giá dầu xuống sau khi tăng hơn 40% kể từ tháng Sáu, ông nói.

Patterson nói trong một cuộc phỏng vấn ở Singapore, đề cập đến một thoả thuận cắt giảm sản lượng giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các nhà sản xuất khác, trong đó có Nga. Càng hợp tác lâu dài hơn, nó sẽ bắt đầu tan rã. Họ tiếp tục cho đi thị phần vào tay Mỹ.”

Dầu thô Mỹ hướng đến Châu Á

Dầu Brent, chuẩn giá cho hơn một nửa lượng dầu trên thế giới, đang giao dịch ở mức gần 65 USD/thùng, so với 45 USD hồi tháng Sáu. ING ước tính Brent ở mức 57 đô la vào nửa cuối năm 2018. Giá đã ở mức 115 đô la vào giữa năm 2014, trước khi một sự bùng nổ nguồn cung thừa toàn cầu đã gây ra vụ sụp đổ giá lớn nhất trong một thế hệ. West Texas Intermediate, chuển Mỹ, hiện đang ở mức 62 USD/thùng.

Sự phục hồi của dầu thô kể từ năm ngoái đang khuyến khích các nhà khai thác Mỹ bơm dầu ngay cả khi họ nỗ lực trong kỷ luật về chi tiêu, ông Patterson nói. “Chúng ta cần thấy giá cả trong giao dịch ngắn hạn dưới 60 đô la để cắt giảm bớt động lực sản xuất cho các nhà khai thác Mỹ,” ông nói.

Khi sản lượng của Mỹ tiếp tục tăng trưởng, nhiều xuất khẩu hơn sẽ sang châu Á, thị trường chủ lực truyền thống của các nhà sản xuất Trung Đông. Vào tháng Hai, ngay cả công ty dầu mỏ của Saudi Arabia cũng đã cân nhắc tham gia vào nguồn cung mới này thông qua một chi nhánh ở Mỹ, trước khi xác định rằng nó không khả thi về kinh tế vào thời điểm đó.

Quan điểm giá tăng

Triển vọng của ING tương phản với quan điểm lạc quan từ Royal Bank of Canada và Goldman Sachs Group Inc. cho đến BMI Research và Societe Generale SA, cho thấy giá cả được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh mẽ hấp thụ nguồn cung từ Mỹ. Trong khi Patterson cũng nhìn thấy tăng trưởng nhu cầu mạnh khỏe, nhưng ông cho rằng tăng trưởng có thể chậm lại và không giải quyết được hoàn toàn sản lượng tăng của Mỹ.

Trong khi Mỹ hiện đang bơm hơn 10 triệu thùng mỗi ngày, vượt qua kỷ lục năm 1970, sự bùng nổ này đi kèm với sự gia tăng xuất khẩu ra nước ngoài, giúp giảm bớt các kho dự trữ tại trung tâm lưu trữ lớn nhất của quốc gia. Xuất khẩu đạt trung bình khoảng 1,5 triệu thùng trong 6 tháng qua, gần gấp đôi mức trong sáu tháng trước đó, dữ liệu của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng EIA cho thấy. Châu Á là người mua hàng lớn nhất.

Theo hãng tư vấn Wood Mackie, các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ sẽ lấy đi một phần lớn hơn trong thị trường châu Á, khu vực tiêu thụ nhiều dầu hơn bất kỳ khu vực nào khác. Dầu thô được vận chuyển ra nước ngoài từ Mỹ sẽ tăng lên gần 4 triệu thùng một ngày vào giữa những năm 2020, có khả năng cạnh tranh với các lô hàng từ Iraq và Canada.

Châu Á là “một thị trường mà Trung Đông không muốn cho đi,” Patterson của ING nói. “Chúng tôi nghĩ việc tuân thủ có thể sẽ giảm đi. Thỏa thuận này vẫn sẽ chính thức được diễn ra, nhưng một khi chúng ta bước vào năm 2019 thì không có cơ hội nào để chúng ta có thể nhìn thấy được thỏa thuận này.”

Nguồn: xangdau.net/Bloomberg

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu “chới với” khi cuộc chiến dầu mỏ Mỹ-OPEC vẫn chưa ngừng

 Giá dầu kết phiên 13/11 tăng giảm trái chiều sau khi OPEC cho biết sản lượng dầu mỏ giảm trong tháng 10, nhưng số liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy sản lượng dầu đá phiến ở nước này sẽ tăng.
OPEC ..

Điểm tin thị trường xăng dầu thế giới hôm nay, 06/7/2022

DẦU BÙ ĐẮP TỔN THẤT TRƯỚC ĐÓ DO SỰ GIA TĂNG LO NGẠI VỀ NGUỒN CUNG
Giá dầu tăng trở lại vào thứ Tư do các nhà đầu tư lo ngại về việc nguồn cung bị thắt chặt sau khi giảm gần 10% vào thứ Ba do lo ngại lạm phát và suy thoái.
Dầu thô Brent chuẩn qu..

Gian lận xăng dầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng

Trả lời báo chí, Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia Đàm Thanh Thế cho rằng, một số vụ vi phạm về chất lượng xăng dầu bị phát hiện thời gian qua đã gây thất thu ngân s

Dự trữ dầu tăng đang gây áp lực lên giá

Giá dầu giảm ngày thứ ba liên tiếp sau khi dữ liệu từ một cơ quan ngành công nghiệp cho thấy các kho dự trữ dầu thô tăng nhiều hơn kỳ vọng trong tuần trước. 
Giá dầu giao dịch trên s