OPEC và những đồng minh của mình đã xoay sở để duy trì mức tuân thủ cao trong cả năm 2017 và nhất trí gia hạn hiệp ước cho đến hết năm 2018.
Tuy nhiên, năm nay, cartel và đồng minh thậm chí phải đối mặt với nhiều hơn thách thức hơn cho đến cuối tháng mười hai, với những bất ổn cung – cầu thêm vào ẩn số.
Một mặt, trong nội bộ OPEC, khả năng sụt giảm sản xuất có thể xảy ra từ hai thành viên trong nhóm có thể kích hoạt một sự rút lui sớm. Một yếu tố nội bộ khác của OPEC có thể là khả năng tồn tại bấy lâu nay mà một số thành viên gian lận về việc cắt giảm sản xuất ngay khi giá dầu cao hơn.
Mặt khác, những yếu tố ngoài tầm kiểm soát của OPEC, chẳng hạn như việc mở rộng sản xuất đá phiến Mỹ và tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, cũng có khả năng báo hiệu chấm dứt hiệp ước sản xuất. OPEC có thể thấy rằng đá phiến của Mỹ đang tăng quá mức và đe doạ đến thị phần lớn hơn của nhóm. Hoặc một số tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ mang tính hiện tượng, bắt nguồn từ tăng trưởng kinh tế vững chắc, có thể giúp OPEC hoàn thành sứ mệnh của mình để đưa dự trữ dầu toàn cầu xuống mức trung bình 5 năm vào khoảng thời gian OPEC họp để xem xét lại thỏa thuận này vào tháng Sáu năm 2018.
Có bốn yếu tố chính trị và cung/cầu có thể kết hợp lại với nhau để dẫn đến một sự chấm dứt sớm thỏa thuận cắt giảm của OPEC/phi OPEC, theo Grant Smith của Bloomberg.
1. Sản xuất dầu thu hẹp ở Iran và/hoặc Venezuela
Các cuộc biểu tình ở Iran đã trở thành chủ đề chính trong những nguy cơ tiềm ẩn về mặt địa chính trị đối với giá dầu vào đầu năm nay. Tuy nhiên, các nhà phân tích nghĩ rằng những gián đoạn cung ngay lập tức từ Iran là không chắc. Tuy nhiên, hậu quả của các cuộc biểu tình và phản ứng của chính quyền có thể khiến Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từ chối xác nhận thỏa thuận hạt nhân của Iran và mở rộng lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp năng lượng của Tehran, theo Helima Croft, người đứng đầu toàn cầu về chiến lược hàng hóa cho RBC Capital Markets. Tổng thống Trump phải đối mặt với thời hạn chót liên quan đến thỏa thuận của Iran trong vài tuần tới.
Venezuela là một thành viên khác của OPEC có sản xuất có thể giảm mạnh, điều này có thể dẫn đến OPEC đồng ý rằng việc hạn chế nguồn cung là không còn phù hợp nữa trong một thị trường vốn đã thắt chặt hơn nhiều so với trước khi việc cắt giảm bắt đầu.
Theo một khảo sát của Bloomberg từ tuần trước, sản lượng dầu thô của OPEC hầu như không thay đổi trong tháng 12, nhưng chủ yếu là do sụt giảm 50.000 thùng/ngày trong sản lượng của Venezuela.
2. Sự gian lận của các thành viên OPEC
Một yếu tố khác nữa có thể chấm dứt thỏa thuận sớm hơn đó là các thành viên của OPEC lặp lại lịch sử và bắt đầu gian lận, mà Iraq là một ví dụ . Iraq đã trở thành nhà sản xuất tuân thủ thấp nhất, và chỉ có vài tháng là gần mức trần sản xuất của mình, đó là do hậu quả của cuộc trưng cầu dân ý tại khu vực của người Kurd và quân đội chính phủ chiếm lại mỏ dầu Kirkuk đã giúp Iraq tuân thủ hạn ngạch chứ, không phải là hành động chủ đích.
3. ‘Nhiệm vụHoàn thành’
Con đường thứ ba để OPEC kết thúc thỏa thuận này sớm là (1.) tái cân bằng thị trường vào khoảng giữa năm 2018, hoặc (2) Nga thuyết phục các đồng minh của OPEC trong thỏa thuận rằng thị trường đã được thắt chặt và không cần phải quá siết chặt nó và làm cho giá quá cao và quá thoải mái cho sự tăng trưởng sản lượng đá phiến Mỹ. Các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC sẽ họp vào tháng Sáu để đánh giá lại tình trạng thị trường dầu mỏ, và tác động của việc cắt giảm.
Một số ý kiến lạc quan, như Goldman Sachs, dự báo thị trường dầu mỏ cân vào cuối Q2 năm 2018. Tuy nhiên, OPEC hiện nay dự đoán tồn kho toàn cầu sẽ dư thừa vào cuối năm 2018. OPEC không mong đợi tồn kho dầu giảm mạnh trong quý 1 năm nay, giống như năm ngoái, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih phát biểu, và thông điệp từ OPEC là chúng ta sẽ có một bức tranh rõ nét hơn vào tháng Sáu.
4. Đá phiến đang tăng quá nhiều, quá nhanh
Giá dầu cao hơn trong một thị trường quá thắt chặt có thể thúc đẩy các nhà sản xuất đá phiến ở Mỹ bơm nhiều hơn so với mức mà các nhà phân tích hiện đang dự báo. OPEC và các đồng minh nhận thức được thực tế là sản xuất tại Mỹ sẽ tăng trưởng, nhưng nếu nó tăng quá nhiều, cartel và Nga có thể dừng hiệp ước và bắt đầu bảo vệ thị phần của mình. Tuy nhiên, động thái này có thể khiến giá dầu thấp hơn nhiều so với hiện nay – và OPEC sẽ không hài lòng.
Giá dầu hiện đang ở mức mà sản lượng của Mỹ có thể tăng đáng kể. Theo cuộc khảo sát Năng lượng Fed Q4 Dallas được công bố vào cuối tháng 12, 42% các nhà quản lý của 132 công ty dầu khí dự báo giàn khoan dầu của Mỹ sẽ tăng đáng kể nếu giá WTI dao động từ 61 đến 65 USD/thùng. 31% giám đốc điều hành dự đoán rằng giá dầu ở mức từ 66 đến 70 USD/thùng sẽ chứng kiến sự gia tăng đáng kể, trong khi 20% cho rằng giá dầu trên 70 USD sẽ khiến giá dầu tăng mạnh.
OPEC và các đồng minh phải đối mặt với một số thách thức trong việc duy trì thỏa thuận cho đến cuối năm 2018. Vẫn còn quá sớm để nói thị trường sẽ phản ứng như thế nào và những rủi ro địa chính trị sẽ góp phần như thế nào.
Nguồn tin: xangdau.net
Trả lời