Mỹ quan ngại Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí của Việt Nam

Việc Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí của Việt Nam trong vùng biển Việt Nam khiến cộng đồng quốc tế phải nghiêm túc nhìn nhận lại cam kết của Bắc Kinh đối với giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện pháp hòa bình, Reuters đưa tin ngày 22/8. 

Tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 7. Ảnh: China Geological Survey.

Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, việc Trung Quốc tái triển khai tàu khảo sát của chính phủ cùng các tàu hộ tống vũ trang trong vùng biển Việt Nam hôm 13/8 là “sự leo thang của Bắc Kinh trong nỗ lực đe dọa các nước khác có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông không được phát triển tài nguyên”.

Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc rút nhóm tàu khảo sát khỏi khu vực được coi là điểm nóng toàn cầu. Tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 lần đầu đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 7 và dường như đã khảo sát địa chấn. Tàu rời khu vực hôm 7/8 và trở lại một tuần sau đó dưới sự hộ tống của các tàu hải cảnh Trung Quốc.

Mục tiêu của Bắc Kinh

Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, những tuần gần đây Trung Quốc đã “có một loạt bước đi gây hấn để can thiệp” các hoạt động kinh tế lâu đời của các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng, mục tiêu của Bắc Kinh là “ép buộc các nước từ chối liên kết với các công ty dầu khí nước ngoài, chỉ làm việc với các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc”.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng, Trung Quốc đang gây sức ép đối với Việt Nam vì đã làm việc với một công ty năng lượng Nga và các đối tác quốc tế khác.

“Các hành động của Trung Quốc làm xói mòn hòa bình và an ninh khu vực, bắt các quốc gia Đông Nam Á gánh chịu chi phí kinh tế bằng cách ngăn họ tiếp cận các nguồn hydrocarbon chưa khai thác trị giá khoảng 2.500 tỷ USD”, Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói rằng, các công ty năng lượng Mỹ quan tâm tới biển Đông và Washington “cam kết thúc đẩy an ninh năng lượng của các đối tác và đồng minh trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và bảo đảm việc sản xuất dầu khí khu vực không bị gián đoạn để cung cấp cho thị trường toàn cầu”.

Các tàu chiến Mỹ định kỳ tổ chức tuần tra tự do hàng hải ở biển Đông để thách thức yêu sách của Trung Quốc đối với hầu hết vùng biển chiến lược.

Ngày 20/8, Nhà Trắng buộc tội Trung Quốc áp dụng chiến thuật bắt nạt các nước láng giềng ở biển Đông và Washington sẽ chống lại Bắc Kinh. “Việc Trung Quốc gần đây gia tăng nỗ lực dọa nạt các nước khai thác tài nguyên ở biển Đông là rất khó chịu”, ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, viết trên mạng xã hội Twitter. “Mỹ sát cánh vững chắc với những nước phản đối hành vi cưỡng chế và chiến thuật bắt nạt – những thứ đe dọa hòa bình và an ninh khu vực”, ông viết.

Trước đó, ông Bolton nhận định: “Trung Quốc đang đe dọa hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cách hành xử cưỡng bách đối với các nước Đông Nam Á. Tôn trọng chủ quyền và tự do hàng hải là nền tảng của tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà Mỹ và ASEAN chia sẻ. Lối hành xử cưỡng bách của Trung Quốc đối với các nước láng giềng Đông Nam Á là phản tác dụng và đe dọa hòa bình, ổn định khu vực”.

Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố: “Các hành động khiêu khích liên tục nhằm vào sự phát triển dầu khí ngoài khơi của các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền trên biển đe dọa an ninh năng lượng khu vực và gây tổn hại cho thị trường năng lượng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.

“Mỹ kiên quyết phản đối sự cưỡng bách và đe dọa của bất kỳ quốc gia nào có tuyên bố chủ quyền trên biển nhằm củng cố yêu sách chủ quyền biển hoặc lãnh thổ của họ. Trung Quốc phải chấm dứt lối hành xử bắt nạt và kiềm chế tham gia hoạt động khiêu khích, gây mất ổn định như vậy”, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định.

Ngày 22/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố, về việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 quay trở lại vùng biển Việt Nam, Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc để yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không có hành vi vi phạm, làm gia tăng căng thẳng…

Nguồn tin: tienphong.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tăng hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Văn bản số 1509/NHNN-TD yêu cầu các ngân hàng thương mại chủ động cân đối nguồn vốn, xem xét tạo điều kiện tăng thêm hạn mức tín dụng cấp cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Thực ..

Giá xăng dầu trước áp lực tăng mạnh

Kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 11-2 tới đây, giá các mặt hàng này ở trong nước đang đứng trước áp lực tăng mạnh. Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), nguyên nhân là do ảnh hưởng từ giá xăng dầu thế giới đang ở mức cao, cùng với đó là những ..

Tập đoàn dầu khí tìm kiếm lợi nhuận ở mảng hạ nguồn

Các ông lớn dầu khí trên toàn cầu đang đặt cược vào các khoản đầu tư ở mảng kinh doanh hạ nguồn (downstream) bao gồm các hoạt động kinh doanh xăng dầu và lọc hóa dầu, nhờ đó, ..

Cháy hầm chứa dầu công ty, khói bốc cao hàng chục mét

Ngọn lửa bùng phát dữ dội ở khu vực hầm chứa dầu làm mát máy của công ty, cột khói bốc cao hàng chục mét. 
Đến chiều tối ngày 29/3, lực lượng Cảnh sát PCCC thuộc ph