Dầu thô thế giới tăng tuần thứ 5 liên tiếp do bất ổn tại Ả Rập Saudi

Thị trường dầu mỏ thế giới chứng kiến tuần tăng thứ năm liên tiếp do tâm lý lo ngại về tình hình bất ổn chính trị tại Trung Đông có thể khiến nguồn cung dầu bị gián đoạn. 

Tính chung trong tuần, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ WTI leo dốc 2,3%, giá dầu Brent vọt 2%

Giá dầu thô vẫn tăng mạnh trong tuần qua bất chấp đà suy yếu trong ngày thứ Sáu. Giá dầu tiếp tục sụt giảm sau khi dữ liệu cho thấy số giàn khoan dầu tại Mỹ gia tăng.

Trong tuần, hợp đồng dầu ngọt nhẹ WTI tương lai leo dốc 2,3%.

Những lo ngại địa chính trị và gia tăng kỳ vọng Nhóm Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng tại cuộc họp vào cuối tháng này đã giúp các hợp đồng dầu thô tương lai tăng mạnh trong tuần qua. Vào đầu tuần, dầu đã vọt lên mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 6/2015.

Trong phiên giao dịch đầu tuần (6/11), giá dầu tăng mạnh trước thông tin Ủy ban chống tham nhũng của Ả Rập Saudi bắt giữ 4 bộ trưởng đương chức, 11 hoàng thân và hàng chục cựu bộ trưởng trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng.

Sang hai phiên giao dịch ngày 7 và à 8/11, giá dầu lao dốc do hoạt động bán ra chốt lời của nhà đầu tư và số liệu cho thấy sản lượng dầu thô và lượng dầu dự trữ tại Mỹ đều tăng. Tuy nhiên, đà giảm của mặt hàng này cũng bị hạn chế do những căng thẳng đang gia tăng ở khu vực Trung Đông.

Giá dầu thế giới lấy lại đà tăng ở phiên giao dịch ngày 9/11 trong bối cảnh thị trường lo ngại về chiến dịch chống tham nhũng ở Ả Rập Saudi. Ngày 9/11, Ả Rập Saudi cho biết đã bắt giữ tổng cộng 201 đối tượng để thẩm vấn trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn của nước này.

Kết thúc phiên giao dịch ngày cuối tuần, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12 trên sàn Nymex giảm 43 xu Mỹ, tương đương 0,8%, xuống 56,74 USD/thùng. Tuy nhiên, tính chung trong tuần, hợp đồng này đã leo dốc 2,3%.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 1 trên sàn Luân Đôn mất 41 xu Mỹ, tương đương 0,6%, còn 63.52 USD/thùng, nhưng vẫn tăng 2% trong tuần qua. Cả hợp đồng dầu Brent lẫn dầu WTI đều ghi nhận 5 tuần tăng giá liên tiếp.

Giá dầu giảm trong phiên sau khi dữ liệu từ Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ tăng 9 giàn lên 738 giàn trong tuần này, cao hơn đến 286 giàn so với cùng kỳ năm ngoái.

Các chuyên gia phân tích tại Tradition lưu ý: “Mặc dù các bất ổn địa chính trị đang hỗ trợ cho thị trường dầu, nhưng những lo ngại về đà leo dốc của sản lượng tại Mỹ, mức kim ngạch xuất khẩu và số giàn khoan dầu có thể sẽ tạo ra lực cản đối với đà tăng của giá dầu trong vài tháng tới”.

Giá dầu đã leo dốc trong tuần này sau khi Ả Rập Saudi giữ 201 cá nhân sau một cuộc điều tra kéo dài 3 năm, với cáo buộc rằng khoảng 100 tỷ USD ngân sách Nhà nước đã bị biển thủ. Động thái này giúp đẩy giá dầu đạt đỉnh trong hơn 2 năm vào tuần này.

Giovanni Staunovo, Chuyên gia phân tích tại UBS Wealth Management, nhận định: “Ả Rập Saudi là nhà sản xuất dầu thô lớn thứ 2 sau Nga, đồng thời là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất cũng như có năng suất dự trự lớn nhất thế giới, vì thế rõ ràng nếu quốc gia này xảy ra bất ổn chính trị, thì nhà giao dịch dầu sẽ bắt đầu đánh giá một khoản phần bù rủi ro”.

Staunovo cũng cho biết thêm động thái tại Ả Rập Saudi xảy ra sau khi các rủi ro địa chính trị ngày càng gia tăng tại các nước sản xuất dầu khác bao gồm Venezuela và Iraq.

Các chuyên gia phân tích cho biết nhà đầu tư cũng đánh giá nhiều khả năng OPEC sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác đến hết năm 2018.

OPEC dự kiến nhóm họp vào ngày 30/11 tới để thảo luận về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm thêm 9 tháng nữa trong nỗ lực hạn chế tình trạng dư cung toàn cầu. Theo dự kiến, thỏa thuận này sẽ hết hạn vào tháng 3/2018.

Nguồn tin: kinhtedothi.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Các nước châu Á bị ảnh hưởng nặng nề khi giá dầu phá ngưỡng 80 USD

 
Một cơ sở khai thác dầu tại Caracas, Venezuela. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Việc giá dầu vượt ngưỡng 80 USD/thùng và nhu cầu của châu Á đang ở mức kỷ lục có thể đẩy chi phí năng lượng của khu vực..

Xăng A95 tại cửa hàng Petrolimex chỉ là ‘thiếu cục bộ’

Liên quan đến phản ánh của bạn đọc về tình trạng thiếu xăng A95 tại một số cây xăng trên địa bàn TP.HCM sáng 18.6, ông Đào Văn Hùng, Phó giám đốc Petrolimex Sài G

Một lít xăng dầu đang ‘cõng’ 7.000-9.000 đồng tiền thuế

 Theo Bộ Tài chính, xăng hiện đang chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu. Trong đó, xăng RON95 có mức nộp thuế bảo vệ môi trường cao nhất với 4.000 đồng/lít.
Cung cấp thông tin cho Tuổ..

Xăng dầu “nhập nhằng” thương hiệu, người tiêu dùng chịu thiệt!

Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp (DN), đại lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Hà Tĩnh mặc dù chưa được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ủy quyền đại lý hay nhượng quyền thương mại nh..