Ecuador cho rằng sản lượng dầu thô của mình thấp hơn 27.000 thùng/ngày so với mức sản xuất mà các số liệu gián tiếp được Opec sử dụng trong báo cáo mới nhất, một sự chênh lệch sẽ quyết định liệu Quito có đang tuân thủ với cam kết hạn chế sản lượng của OPEC hay không.
Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Carlos Perez, sản lượng của nước này gần 509.000 thùng/ngày, so với mức 536.000 thùng/ngày được Opec công bố từ các nguồn giá tiếp của tháng 9.
Perez nói sự khác biệt nên được loại bỏ vì những thùng dầu được sử dụng để sản xuất điện tại các vùng sản xuất và cho “các hoạt động khác.”
“Opec báo cáo một sản lượng cao hơn vì cơ quan này sử dụng thị trường gián tiếp làm tài liệu tham khảo,” Perez nói.
Opec xuất bản các dữ liệu sản xuất rei6ng biệt dựa trên dữ liệu trực tiếp từ các thành viên. Con số chính thức cuối cùng của Ecuador là 533.000 thùng/ngày trong quý một năm 2017.
Perez thừa nhận rằng Ecuador chỉ tuân thủ một phần hạn ngạch của Opec là 522.000 thùng/ngày, mặc dù Quito đã nhiều lần chỉ ra rằng nước này hỗ trợ các nỗ lực giảm sản xuất và bình ổn giá của tổ chức.
Theo số liệu của ngân hàng trung ương cơ quan quản lý dầu Arch, Ecuador đã sản xuất 534.400 thùng/ngày trong 9 tháng đầu năm, cao hơn khoảng 12,400 thùng/ngày so với mức hạn ngạch Opec yêu cầu.
Ecuador dự kiến sẽ đệ trình yêu cầu lên Opec để được miễn trừ bất kỳ khoản cắt giảm sản lượng tiềm năng nào sẽ được thông qua trong cuộc họp tiếp theo của tổ chức vào ngày 30 tháng 11, nhưng nếu đề xuất này không thành công, đất nước sẽ yêu cầu một giấy phép kéo dài hai năm của Opec, Perez nói.
“Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định mang lại lợi ích cho đất nước chúng tôi. Chúng tôi phải xem xét nhu cầu (tài chính) của Ecuador,” Perez đã nói với Argus.
Ecuador cho biết sẽ tăng sản lượng lên 700.000 thùng/ngày vào năm 2021 bằng cách phát triển một khu phức hợp dầu thô nặng rộng lớn và mở ra các dự án dầu mới cho khu vực tư nhân.
Để thu hút các công ty dầu lửa lớn của nước ngoài, chính phủ hiện đang làm việc để tái thiết các hiệp định đầu tư song phương (BIT) đã bị chấm dứt dưới thời của chính phủ cần quyền Rafael Correa trước đây.
Chiến dịch gia tăng sản xuất cũng có một vòng cấp giấy phép để phát triển 15 lĩnh vực nhỏ. Vào ngày 20 tháng 9, PetroAmazonas nhận được lời chào mời từ các công ty dầu mỏ nước ngoài và địa phương cho các lĩnh vực này. Các đề nghị cam kết đầu tư đạt tổng cộng 1 tỷ USD cho 10 lĩnh vực.
Ecuador có kế hoạch ký các hợp đồng này vào cuối năm 2017. Các công ty sẽ phải trả một khoản phí khả biến được điều chỉnh cùng với giá WTI.
Theo Perez, cuộc đấu thầu thứ hai cho tám mỏ dầu bao gồm một số khu vực được gọi là Intracampos dự kiến sẽ được ban hành vào tháng 1 năm 2018. Ước tính tổng đầu tư cần thiết để phát triển các khối này là 1,2 tỷ USD. Hợp đồng sẽ được trao vào tháng 3.
Đến cuối quý II năm 2018, Ecuador sẽ tái khởi động vòng cấp phép cho khoảng 15 khối thăm dò ở vùng đông nam Amazon, sát biên giới với Peru. Vòng này đã diễn ra lần đầu tiên vào năm 2013, thu hút được chỉ bốn lời chào mời.
Intracampos và vòng đông nam mới sẽ bao gồm thỏa thuận chia sẻ sản xuất đã bị bỏ rơi trong nhiệm kỳ 10 năm của Correa.
Các khối phía đông nam “dành cho các công ty dầu lớn và vừa,” Perez nói.
PetroAmazonas đang trên đà tăng sản lượng thêm ít nhất 20.000 thùng/ngày vào năm 2018 từ 430.000 thùng/ngày vào năm 2017 bằng cách phát triển khu phức hợp Ishpingo-Tambococha-Tiputini (ITT), với trữ lượng ước tính khoảng 1,7-2 tỷ thùng dầu 14˚-15.5˚API.
Tiputini hiện đang sản xuất 50.000 thùng/ngày. Công ty đang chuẩn bị khoan tại Tambococha, có thể bắt đầu sản xuất vào năm 2018 và bổ sung thêm 60.000 thùng/ngày. Đến năm 2019, PetroAmazonas dự định bắt đầu khoan dầu tại Ishpingo.
Quốc gia thiếu hụt tiền mặt Ecuador dự kiến mức thu nhập hàng năm 2,3 tỷ USD cho đến năm 2030 bằng cách khai thác ITT.
Nguồn: xangdau.net/Argus
Trả lời