TT dầu TG ngày 26/3: Dầu Brent vẫn trên 70 USD/thùng do căng thẳng ở Trung Đông

Giá dầu tăng trong ngày hôm nay với dầu thô Brent kỳ hạn mở cửa trên 70 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 1.

Giá tăng bởi dự đoán rằng Saudi Arabia có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong năm 2019, cũng như những lo ngại Mỹ có thể tái trừng phạt Iran.

Trong khi đó tại châu Á, ngày hôm nay đã triển khai dầu thô kỳ hạn Thượng Hải, có khả năng đánh dấu một chuẩn giá dầu mới để cạnh tranh với dầu WTI và dầu Brent.

Dầu thô ngọt nhẹ kỳ hạn WTI ở mức 66,06 USD/thùng tăng 18 US cent hay 0,2% so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 70,74 USD/thùng, tăng 29 US cent hay 0,4%.

Stephen Innes, giám đốc kinh doanh châu Á – Thái Bình Dương tại công ty môi giới kỳ hạn OANDA tại Singapore cho biết “giá dầu đi lên thúc đẩy bởi nguy cơ địa chính trị tại Trung Đông”. “Tổng thống Donald Trump tiếp tục đề nghị Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của Iran, nâng cao lo ngại đưa các lệnh trừng phạt trở lại nước này và khả năng hạn chế mạnh xuất khẩu dầu thô của Tehran”

Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi các tuyên bố từ Saudi Arabia, lãnh đạo của OPEC, rằng việc cắt giảm sản lượng diễn ra từ năm 2017 có thể gia hạn tới năm 2019.

Một thỏa thuận giảm sản lượng giữa OPEC và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC dẫn đầu là Nga để hỗ trợ giá có hiệu tực từ tháng 1/2017 và hiện nay được kéo dài đến hết năm.

Các thị trường dầu mỏ đã có thời gian dài được thống trị bởi dầu Brent của châu Âu và dầu WTI của Mỹ. Điều đó có thể bắt đầu thay đổi dần dần trong tương lai, do sáng nay Trung Quốc đã triển khai dầu thô kỳ hạn Thượng Hải, mặc dù là nước tiêu thụ lớn nhất và nhanh nhất thế giới cho đến nay không có một chuẩn nào.

Rất ít nhà phân tích nghi ngờ châu Á quá chậm đưa ra một chuẩn giá dầu và Trung Quốc với cơ sở sản xuất và tiêu thụ khổng lồ của họ là một vị trí lý tưởng cho điều đó.

Jeff Brown, chủ tịch công ty tư vấn năng lượng FGE “chính quyền tại Bắc Kinh dường như quyết tâm hỗ trợ và tôi có nghe một số công ty đang bị yêu cầu hoặc gây áp lực giao dịch trên đó”.

Bất chấp điều này, Brown cho biết có những lo ngại về cản trở pháp lý, như đã thấy trong các thị trường hàng hóa khác của Trung Quốc gồm quặng sắt và than. 

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá năng lượng ngày 4/1/2022: Đà tăng của dầu bị hãm?

Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI tăng 1.2% lên 76.99 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 1.29%, lấy lại mốc giao dịch 80 USD USD/thùng.
Thông tin OPEC duy trì mức tăng sản lượng ở mức 400,000 thùng/ngày trong cuộc họp tối qua đã được thị trường k..

Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong ba năm

Hôm 10-1, giá dầu thô quốc tế tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014 nhờ nhu cầu vững mạnh và tác động của thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các..

Sự phục hồi sản lượng dầu của Mỹ tăng tốc

Dallas Fed báo cáo trong cuộc khảo sát của ngành hàng quý rằng sản lượng dầu thô ở Mỹ tăng nhanh hơn trong quý đầu tiên của năm, lưu ý rằng chi phí cũng tăng lên.
Tâm lý về giá trong ngành tăng một cách thận trọng, khi phần lớn những người được hỏ..

Tại sao việc áp dụng giá trần đối với dầu của Nga sẽ không hiệu quả?

Giá trần cho dầu: đây là vũ khí năng lượng lớn nhất mà Mỹ có để chống lại Nga. Lần đầu tiên được Thủ tướng Ý Mario Draghi đưa ra vào đầu năm nay liên quan đến tất cả các nhà sản xuất dầu, ý tưởng này sau đó đã được Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đư..