Thị trường dầu đã tính đến yếu tố mở rộng thỏa thuận OPEC, với giả định rằng việc cắt giảm sẽ được kéo dài cho đến cuối năm 2018. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu OPEC gây thất vọng với việc gia hạn trong khoảng thời gian ngắn hơn nhiều, hoặc tệ hơn, là không đồng ý với bất cứ điều gì cả?
Với tất cả lời hùng biện lạc quan xung quanh việc gia hạn từ các thành viên quyền lực nhất của thỏa thuận này (Saudi Arabia và Nga), thì việc mở rộng có vẻ như vẫn là kết quả có nhiều khả năng xảy ra nhất tại cuộc họp sắp tới ở Vienna vào ngày 30/11. Nhưng nó không phải là một kết luận biết trước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng trước phát biểu rằng Nga sẽ có thể mở rộng cho đến cuối năm tới. Điều này đã trở thành giả thuyết cơ bản trong thị trường dầu sau khi các quan chức khác của OPEC dường như chấp thuận đề xuất này. Nhưng Bloomberg đưa tin hôm thứ Ba rằng Nga không còn giữ quan điểm này và rằng các quan chức hàng đầu của Nga tin rằng còn “quá sớm để công bố bất cứ điều gì trong tháng này”, theo hai người thân cận với ý kiến này tại Moscow. Lập luận là thỏa thuận hiện tại vẫn sẽ diễn ra cho tới tháng 3 năm 2018, vậy tại sao không chờ cho đến khi đó và xem mọi thứ tiến triển như thế nào? Vội gì chứ?
Và mặc dù Nga dường như có khuynh hướng ủng hộ việc gia hạn, nhưng lãnh đạo của nước này không bị thuyết phục rằng cả một năm là quá trình hành động tốt nhất. Bloomberg cho biết những vấn đề này đã thành đề tài tranh luận tại một cuộc họp với một số giám đốc điều hành của Nga, trong đó có cả CEO từ Gazprom Neft và Lukoil -và các cuộc nói chuyện vẫn đang diễn ra.
Điều dẫn tới sự do dự là nhận xét từ Giám đốc điều hành của Lukoil hồi tháng Mười, khi nói rằng thỏa thuận OPEC không nên được mở rộng nếu giá dầu đạt 60 USD/thùng. Giám đốc điều hành Rosneft Igor Sechin cũng cảnh báo về việc cho phép sự hồi sinh của đá phiến Mỹ. Tuy nhiên, một cảnh báo khác đến từ Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak hồi Tháng Mười, khi ông nói rằng Nga sẽ tăng cường sản xuất vào năm 2018 nếu liên minh OPEC/ngoài OPEC không thể thống nhất về thỏa thuận.
Có điều là, OPEC đã công bố số liệu trong báo cáo hàng tháng mới nhất của mình rằng nhu cầu mạnh và tồn kho toàn cầu sẽ suy giảm với tốc độ 0,67 triệu thùng/ngày vào năm 2018, có khả năng thắt chặt thị trường nhiều hơn mong đợi. Điều đó sẽ làm yếu đi tính hợp lý của việc cắt giảm lâu hơn. JBC Energy GmbH cho biết: “Số liệu của OPEC mới đây nhất có thể được diễn giải thành giảm bớt khả năng gia hạn thỏa thuận trong cuộc họp sắp tới”. Hiển nhiên, IEA có một cách tiếp cận hoàn toàn khác, cơ quan này đã hạ tăng trưởng nhu cầu trong năm nay và năm tới, một động thái khiến giá dầu rớt mạnh hôm thứ Ba.
Một lần nữa, việc mở rộng vẫn có vẻ là kịch bản có nhiều khả năng nhất. Tuy nhiên, vấn đề đối với OPEC là sau khi có nhiều kỳ vọng lớn cho đến nay, thì rất ít khả năng để một thỏa thuận yếu ớt hơn mà không dẫn đến một đợt bán tháo mạnh.
Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo phát biểu với các phóng viên hồi đầu tháng này rằng không có “bất kỳ bên nào đang phản đối việc gia hạn bố trí nguồn cung.” Ông thậm chí còn nói rằng các quốc gia khác có thể tham gia vào nỗ lực này, làm tăng triển vọng cắt giảm thậm chí sâu hơn.
Quả thực, mức tăng 20% trong giá dầu kể từ tháng 9 ít nhất một phần cũng do sự kỳ vọng ngày càng tăng liên quan đến việc gia hạn của OPEC. Trong khi tồn kho tiếp tục giảm trên toàn cầu, càng đưa ra một số biện minh cơ bản cho giá cao hơn, thì đà tăng của giá có thể được tăng tốc bởi các nhà đầu cơ đặt cược vào một kết quả lạc quan từ Vienna. Sau khi đã thổi phồng cho việc mở rộng đến một mức độ lớn như vậy, bất cứ điều gì ngược với quyết định gia hạn cho đến cuối tháng 12 năm 2018 sẽ được xem như là một sự thất vọng lớn và nó có khả năng sẽ dẫn đến một sự suy giảm nghiêm trọng trong giá dầu.
“Bất cứ sự trì hoãn nào trong quyết định mở rộng cắt giảm nguồn cung, hoặc thậm chí là một sự thất vọng liên quan tới thời gian gia hạn, có thể dễ dàng dẫn đến một đợt điều chỉnh giá,” Harry Tchilinguirian, người đứng đầu bộ phận chiến lược thị trường hàng hóa tại BNP Paribas SA, nói với Bloomberg.
Các nhà phân tích đồng ý với Citigroup. “Tin đồn đang đầy rẫy trên thị trường về việc thỏa thuận được thực hiện cho đến cuối năm 2018 và tôi nghĩ rằng có khả năng sẽ có sự thất vọng vào ngày 30/11”, Ed Morse, giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại Citi, nói với Bloomberg đầu tháng này.
Rồi thì, có một vấn đề nhỏ về Ả-rập Xê-út và Iran đang dính vào một cuộc chiến tranh ủy thác có nguy cơ thổi vào một cái gì đó tồi tệ hơn nhiều. Điều này không rõ ràng như thế nào. Một số nhà phân tích cho rằng một cuộc chiến tranh toàn diện mà gây ra những gián đoạn như tại eo biển Hormuz chẳng hạn, sẽ khiến giá dầu lên 200 USD/thùng. Đó là một kịch bản tồi tệ hơn không thể xảy ra vào thời điểm này. Mặt khác đó là căng thẳng leo thang giữa hai nước làm suy yếu sự gắn kết trong OPEC, mà cuối cùng có thể góp phần dẫn đến tình trạng gian lận nhiều hơn. Việc làm sáng tỏ sự hợp tác và trở lại các chiến lược sản xuất tích cực hơn sẽ khiến giá dầu tiếp tục rớt xuống dưới 50 USD.
Giữa hai kịch bản thảm khốc này, nhiều khả năng kết quả sẽ là mở rộng. Nhưng ngày càng nhiều các nhà phân tích đang tự hỏi liệu OPEC có thể đóng dấu thỏa thuận này hay không.
Nguồn tin: xangdau.net
Trả lời