Giá dầu chạm đỉnh trong 2 năm do đường ống dẫn dầu Keystone ngừng hoạt động

  Trong phiên giao dịch ngày 24/11, giá dầu ngọt nhẹ của Mỹ tăng cao nhất 2 năm qua do một ống dẫn dầu chính từ Canada gặp sự cố và kho dự trữ sụt giảm dù các nhà sản xuất Mỹ đã tăng sản lượng.

Cụ thể, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI hiện giao dịch ở mức 58,37 USD/thùng, tăng 35 xu Mỹ, tương đương 0,6%. Trong khi đó, giá dầu thô Brent Biển Bắc cộng 20 xu Mỹ, tăng 0,3%, lên 63,35 USD/thùng.

Giá dầu chạm đỉnh trong 2 năm trong phiên giao dịch ngày 24/11.

Ống dẫn dầu Keystone, thuộc sở hữu của công ty năng lượng TransCanada Corp (Canada) với lưu lượng 590.000 thùng/ngày, phải ngưng hoạt động sau khi bị rò rỉ vào tuần trước. Sự cố này đã đẩy giá dầu thô tại Mỹ tăng cao do lo ngại về khả năng kho dầu dự trữ tại TP Cushing, bang Oklahoma sẽ sụt giảm. Việc tái khởi động đường ống Keystone có thể phải mất nhiều tuần.

Công ty TransCanada cho biết sẽ cắt giảm 85% lượng dầu được dẫn từ các mỏ cát dầu ở Alberta sang các nhà máy và công ty lọc dầu của Mỹ U.S. đến cuối tháng 11.

Bên cạnh đó, giá dầu thế giới còn được hỗ trợ từ việc dự trữ xăng dầu thương phẩm của Mỹ sụt giảm. Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 1,9 triệu thùng trong tuần trước tính đến ngày 17/11, mất 15% so với mức dự trữ cao kỷ lục trong tháng 3/2017 và xuống thấp hơn mức của năm 2016.

Tuy nhiên, thị trường dầu không chịu tác động nhiều từ số liệu cho thấy sản lượng khai thác dầu mỏ của Mỹ đã tăng 15% từ giữa 2016 lên mức cao kỳ lục 9,66 triệu thùng mỗi ngày, đưa nước Mỹ thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Ngân hàng ING của Hà Lan cho rằng cùng với tình hình địa chính trị hiện tại, kỳ vọng vào khả năng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong cuộc họp ngày 30/11 tới đang giữ cho giá dầu Brent ổn định ở mức trên 60 USD/thùng.

Giá dầu thô tăng, vượt ngưỡng 60 USD/thùng trong vài tuần trở lại đây, do triển vọng cung – cầu ổn định.

Mới đây, căng thẳng chính trị khu vực Vùng Vịnh nổi lên kèm theo những rủi ro về nguồn cung dầu thô từ một số nước như Iraq và Venezuela đã đẩy giá dầu Brent lên ngưỡng cao nhất trong vòng 2 năm.

Bộ trưởng Dầu mỏ Iran cho biết đa số các thành viên OPEC ủng hộ gia hạn việc cắt giảm sản lượng.

Theo bản phác thảo chương trình nghị sự cho cuộc họp ngày 30/11 của OPEC, bộ trưởng năng lượng các nước sẽ dành ra 3 giờ đồng hồ để quyết định về việc có gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng hay không.

Trước đó, OPEC, Nga và 9 quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn khác đã đồng ý cắt giảm 1,8 triệu thùng dầu/ngày cho đến tháng 3/2018. Các bên sẽ quyết định về thời hạn của thỏa thuận này trong cuộc họp ngày 30/11 tại Vienna, Áo.

Nguồn tin: kinhtedothi.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tăng cao nhất 8.000 đồng/lít: Không để giá xăng thấp hơn các nước

   Việc nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng lên tối đa 8.000 đồng/lít, đại diện Bộ Tài chính lý giải đề xuất này nhằm ứng phó với việc thuế nhập khẩu xăng dầu giảm, kh

Giá dầu tuần tới: Thị trường chú ý tới động thái của OPEC về thỏa thuận giảm sản lượng

Những bình luận mới của các quốc gia khai thác dầu khí lớn về việc thực hiện thỏa thuận giảm sản lượng sẽ tiếp tục là tâm điểm chú ý của thị trường dầu mỏ tuần tới. 
OPEC và 10 quốc ..

Giảm tới 3.600 đồng, giá xăng về mốc 26.000 đồng/lít

Theo quyết định của liên Bộ Công Thương – Tài chính, từ 15h chiều 21/7, giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh. Mức giảm của xăng E5 RON 92 giảm thêm 2.710 đồng mỗi lít; RON 95 giảm 3.600 đồng/lít.
Chiều 21/7, Liên Bộ Tài chính – Công Thương quyết định ..