Putin ông vua mới của OPEC trong khi Saudi đang tập trung vào thực tế kinh tế

Hơn nửa thế kỷ, bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia có thể điều khiển các thị trường bằng một vài lời nói về điều mà OPEC có thể quyết định trong cuộc họp tiếp theo, tạo ra hàng triệu nếu không phải là hàng tỷ đô la lợi nhuận cho những  người trong nội bộ.

Nhưng điều này không còn nữa. Trong khi các cuộc họp của OPEC vẫn ảnh hưởng đến giá cả, thì tiếng nói của Saudi Arabia không còn là vấn đề quan trọng nhất, mà là tiếng nói của một người không phải thành viên: Nga, cụ thể là Vladimir Putin.

Kể từ Hiệp ước hạn chế nguồn cung cách đây một năm của Nga với OPEC, ông Putin đã nổi lên như là người có ảnh hưởng nhất của nhóm. Là một quan chức cao cấp dấu tên của OPEC cho hay nhà lãnh đạo Nga này hiện đang “điều khiển tất cả.”

Sự phát triển mạnh mẽ của Kremlin trong cartel này phản ánh một chính sách đối ngoại được thiết kế để chống lại ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu thông qua các biện pháp kinh tế, ngoại giao, quân sự và tình báo. Chiến lược đó, được củng cố bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của Nga, dường như đang hoạt động.

Helima Croft, cựu chuyên gia phân tích của Cơ quan Tình báo Trung ương CIA, hiện là giám đốc chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets LLC ở New York, cho biết: “Putin hiện là ông vua năng lượng của thế giới.”

Cuộc họp ở Vienna

Sức mạnh của vị thế của Putin sẽ được chú ý vào ngày 30/11, khi 14 thành viên của OPEC, bao gồm Iran, Iraq, Nigeria và Venezuela, cùng với các nhà sản xuất độc lập như Nga và Mexico sẽ ở Vienna để thảo luận liệu có nên mở rộng cắt giảm sau tháng 3 hay không. Rủi ro chính là sức khoẻ nền kinh tế và chính trị của tất cả các quốc gia tham gia, bao gồm Kazakhstan và Azerbaijan, hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ mà Putin đưa vào thỏa thuận. Những người tham gia trong hiệp định này cùng nhau chiếm 60% dầu thế giới.

Putin đã thúc đẩy một đợt tăng giá ngắn ngủi trước chuyến viếng thăm đầu tiên của một nhà vua Saudi Arabia tới Nga hồi tháng trước bằng cách gơi ý rằng các biện pháp cắt giảm sẽ được kéo dài cho đến cuối năm tới, mặc dù ông nhấn mạnh ông không đưa ra quyết định cuối cùng . Những lời nhận xét của ông Putin, đã kích hoạt một bước ngoặt mới trong ngoại giao giữa OPEC và các nhà sản xuất ngoài OPEC trong cố gắng đưa ra một thỏa thuận.

Chắc chắn rằng đó là một liên minh không dễ dàng. Saudi, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và đang không hài lòng về việc phải gánh chịu mức cắt giảm khổng lồ, phàn nàn rằng các nhà sản xuất đồng minh không tuân thủ đầy đủ. Họ cũng đang nản lòng trước sự trì hoãn của Nga trong việc gia hạn cắt giảm, theo lời một người đã tóm lược quan điểm của Saudi.

Kể từ khi nhận xét của ông Putin, Kremlin đã gửi các tín hiệu hỗn hợp, một phần để xoa dịu các nhà quản lý dầu mỏ trong nước như giám đốc Rosneft PJSC, Igor Sechin, và tỷ phú Vagit Alekperov của Lukoil PJSC. Nhưng Nga cũng cố gắng giữ giá dầu tăng lên đủ để thúc đẩy các công ty đá phiến khoan nhiều hơn ở Mỹ, với dự kiến ​​sản lượng trong nước sẽ đạt mức kỷ lục 10 triệu thùng/ngày vào năm tới, một mức chỉ bị vượt qua bởi Saudi Arabia và Nga.

Putin, người đã bắt tay vào sự liên minh chưa từng thấy của ông với OPEC khi giá thấp hơn khoảng 20 USD/thùng so với hiện nay và thị trường đã thừa cung mạnh mẽ, có một lý do khác không muốn giá dầu tăng mạnh. Nga hiện đang hưởng lợi từ đồng rúp suy yếu hơn, mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu, và ít phụ thuộc vào việc bán năng lượng để đáp ứng các cam kết chi tiêu.

‘Lợi ích lẫn nhau’

Đối với các nhà sản xuất Nga, việc cắt giảm ngày càng trở nên đau đớn hơn. Với Brent, chuẩn toàn cầu, khoảng 63 USD/thùng, tăng gần 30% so với một năm trước, họ đang rất lo lắng khi bắt đầu tăng cường sản xuất. Rosneft tháng này thậm chí nói rằng công ty này cần phải sẵn sàng để ngỏ khai thác vào tháng 12- một thời hạn ngày đáng ngạc nhiên vì đó là ba tháng trước khi thỏa thuận hiện tại hết hạn.

Eric Liron, phó chủ tịch thứ nhất của Rosneft về thượng nguồn, cho biết: “Có ba kịch bản chúng tôi đang xem xét, đó là, cắt giảm OPEC sẽ dừng lại vào cuối năm nay, vào cuối tháng 3 năm sau hoặc sẽ tiếp tục trong suốt năm 2018.”

Theo Edward C. Chow, một thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington và là cựu giám đốc điều hành của Chevron, mặc dù, giá cả hiện tại – và các thực tế địa chính trị – cho thấy thỏa thuận sẽ được duy trì.

“Đó là lợi ích lẫn nhau,” Chow nói. “Saudi cần một đối tác sản xuất dầu lớn để có thể tác động đến thị trường một cách hiệu quả và tiềm năng cho vai trò địa chính trị và kinh tế tại Trung Đông để Nga tuân thủ với cắt giảm sản xuất là một động thái hợp lý cho Moscow.”

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid Al-Falih đã tuyên bố ông mong muốn sẽ là người thông báo về một quyết định gia hạn sản xuất sẽ kéo dài cho đến cuối năm 2018, trong khi các quan chức Nga đã nói rằng họ muốn chờ đợi và quyết định vào tháng 3. Đó là khi tổng thống Putin được kỳ vọng sẽ giành chiến thắng thêm một nhiệm kỳ sáu năm cuối cùng. Kết quả khả quan nhất của cuộc họp ở Vienna là một sự thỏa hiệp giữa hai bên.

Đối với Saudi Arabia, việc chia sẻ các quyết định nguồn cung với Nga, một đồng minh của kẻ thù Iran trong cuộc nội chiến Syria, là một viên thuốc đắng để nuốt trôi. Trong quá khứ, Saudi có thể áp đặt giá và trừng phạt các đối thủ bằng cách làm tràn ngập thị trường dầu, như đã làm với các thành viên OPEC khác trong năm 1985-1986, Venezuela năm 1998-1999 và ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ trong năm 2014-2015. Nga đã là một ý nghĩa quá muộn màng.

Nhưng bây giờ kinh tế Arab đang nguy ngập và vương quốc cần giá dầu cao hơn nhiều như mọi người khác. Saudi cần giá thậm chí còn cao hơn Iran và Nga, dựa vào ngân sách cho năm tới của mình với giá dầu mỏ trung bình khoảng 40 USD một thùng.

Cuộc đàn áp tàn của Thái tử Mohammed bin Salman chống tham nhũng, bao gồm cả việc bất ngờ bắt giữ một số thanh viên hoàng gia và tỷ phú, dường như chỉ làm tăng sự tin cậy mới của vương quốc vào Nga. Theo Amrita Sen, chuyên gia phân tích dầu tại Energy Aspects Ltd. ở London, vụ thanh trừng này đã làm đảo lộn mô hình mô nhà nước cũ kỷ nhiều thập niên, điều này đã khiến cho giới tinh hoa cùng nhau tham gia và biến sự thành công của chương trình cải cách kinh tế đầy tham vọng của ông thành một cuộc chiến sống còn.

“Vì sự dễ bị tổn thương này, chúng tôi tin rằng, vương quốc, và quan trọng hơn là Mohammed bin Salman, cần đến doanh thu từ dầu mỏ – và do đó cần giá dầu cao hơn – để đảm bảo ông giữ được quyền lực”, Sen nói.

Nguồn: xangdau.net/Bloomberg

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Quỹ bình ổn giá xăng dầu tiếp tục tăng 91 tỷ đồng

Quỹ bình ổn giá xăng dầu của Petrolimex trước thời điểm tăng giá xăng dầu ngày 19/8 là 2.900 tỷ đồng, tiếp tục tăng 91 tỷ đồng so với thời điểm điều chỉnh giá trước đó vào ngày 4/8. ..

OPEC sẽ gia hạn cắt giảm

Sẽ có gia hạn thỏa thuận của OPEC – bất kể sự xáo trộn giữa các phe đối lập trong cartel công nghiệp này – nếu các nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới thực sự quyết tâm chấm dứt tình trạng d..

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng với xăng dầu

Bên cạnh giảm thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đề xuất giảm thêm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng với xăng dầu.
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, cơ quan này đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án giảm thuế tiêu thụ đặc..

OPEC sản xuất thấp hơn mục tiêu gần 2,7 triệu thùng dầu mỗi ngày

Nhóm OPEC đã sản xuất khối lượng dầu thô thấp hơn tới 2,695 triệu thùng/ngày so với mục tiêu đề ra vào tháng 5 do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và hạn chế công suất tại một số nhà sản xuất khác không thể đạt được hạn ngạch, theo một..