OPEC sẽ gia hạn cắt giảm trong bao lâu?

Trong hôm nay 30/11, OPEC sẽ tổ chức cuộc họp bán niên lần thứ 173. Cuộc họp này sẽ đánh dấu một năm kể từ khi tổ chức này nhất trí đồng loạt cắt giảm sản xuất dầu sau khi hơn 2 năm gần như sản xuất không giới hạn.

Dưới đây là bản tóm tắt lại tình huống của OPEC:

Tại cuộc họp OPEC tháng 11 năm 2014, OPEC đã thất bại trong việc đạt được sự đồng thuận cắt giảm sản xuất. Giá dầu đã giảm do sản lượng tăng từ việc hoạt động khai thác phi truyền thống ở Bắc Mỹ.

Các nước OPEC sau đó đã ngừng sản xuất theo hệ thống hạn ngạch và tăng sản lượng càng nhiều càng tốt. Saudi Arabia đã đạt mức sản lượng cao nhất là 10,673 triệu thùng / ngày vào tháng 7 năm 2016.

Giá dầu giảm xuống mức thấp 27 USD/thùng vào tháng 2 năm 2016 và phần lớn trong năm 2016 ở mức giữa của phạm vi giá 40 USD.

Vào tháng 9 năm 2016, các thành viên của OPEC cuối cùng đã đồng ý một khuôn khổ cho một thỏa thuận cắt giảm sản lượng, mà sẽ cung cấp sự xem xét đặc biệt cho một số thành viên OPEC (Iran, Libya và Nigeria) những nước đã phải đối mặt với tình trạng ngừng sản xuất dầu kéo dài do các biện pháp trừng phạt (trong trường hợp Iran ) và chủ nghĩa khủng bố (trong trường hợp của Libya và Nigeria).

Vào tháng 11 năm 2016, OPEC cuối cùng đã đạt được sự nhất trí về một thỏa thuận cắt giảm sản xuất. Tuy nhiên, thành viên không thuộc OPEC Nga đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình này. Cùng với việc cắt giảm OPEC, Nga (không nằm trong OPEC) đã cam kết cắt giảm sản lượng 300.000 thùng/ngày. Cắt giảm chính thức bắt đầu vào tháng 1 năm 2017 và tiếp tục kéo dài 6 tháng. Nga và OPEC cùng với các nhà sản xuất khác ngoài OPEC tham gia trong đó có Kazakhstan, Oman, Bahrain và Azerbaijan đã đồng ý tham gia hiệp định vào tháng 12 năm 2016. Thỏa thuận được thiết kế để loại bỏ 1,8 triệu thùng/ngày ra khỏi thị trường.

Như thường lệ, việc tuân thủ hạn ngạch đã chứng tỏ là thách thức đối với OPEC và các đối tác. Một số thành viên của OPEC, như Algeria, Venezuela và UAE đã không thực hiện đầy đủ việc cắt giảm sản xuất trong vài tháng.

Tại cuộc họp vào tháng 5 năm 2017, OPEC cùng với các đối tác không thuộc OPEC đã đồng ý mở rộng thảo thuận sản lượng cắt giảm cho đến tháng 3 năm 2018.

Vào ngày 23 tháng 11 năm 2017, giá của dầu chuẩn Mỹ (WTI) đạt mức cao nhất trong hai năm là 58,95 UD một thùng. Điều này có thể là do sự đóng cửa tạm thời của một phần đường ống dẫn Keystone do một sự cố tràn dầu nhỏ, tuy nhiên mức cao đã kích thích đồn đoán mới về việc liệu OPEC có cần phải mở rộng cắt giảm sản xuất hay không.

OPEC và các đối tác không thuộc OPEC sẽ họp tại Vienna vào ngày 30/11. Họ sẽ thảo luận khả năng mở rộng hiệp ước cắt giảm sản lượng trong 3 tháng, 6 tháng hoặc 9 tháng. Một phần kéo dài 9 tháng sẽ có nghĩa là OPEC và các đối tác bên ngoài sẽ tiếp tục sản xuất với mức hiện tại của họ cho đến cuối năm 2018. Hầu hết các thành viên của OPEC đã ủng hộ kéo dài thêm 9 tháng nữa, nhưng đối tác bên ngoài OPEC lớn nhất và quan trọng nhất là, Nga, vân chưa ủng hộ đề xuất này.

Nga hiện là nhà sản xuất dầu lớn nhất trên thế giới. Hồi tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng ủng hộ việc gia hạn thỏa thuận đến cuối năm 2018. Vấn đề dường như là với các công ty dầu lửa lớn của Nga. Các công ty muốn tăng sản lượng dầu của họ trong năm 2018.

Giá dầu đã bắt đầu trượt giảm trong bối cảnh không chắc chắn này và giá dầu có thể giảm nhiều hơn nếu OPEC không đạt được sự đồng thuận với Nga về mức gia hạn 9 tháng.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

2 dự án ngàn tỉ ‘trùm mền’ bỗng hồi sinh trở lại

Hai dự án sản xuất xăng ethanol của tập đoàn Dầu khí (PVN) tại Dung Quất và Bình Phước đã bị “đắp chiếu” khá lâu sau một vài đợt chạy thử thua lỗ đang có hy vọng hồi sin..

Ấn Độ dưới sức ép buộc phải ngừng nhập khẩu dầu Iran

Thêm một tin tức gây khó khăn cho Iran, Ấn Độ (nước nhập khẩu dầu lớn thứ tư thế giới) đang có kế hoạch cắt giảm nhập khẩu dầu từ thành viên OPEC. Bộ dầu mỏ Ấn Độ đã yêu cầu các nhà m

Hàng hóa TG sáng 7/3: Giá hầu hết giảm

Phiên giao dịch đầu tuần 6/3 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 7/3 giờ VN), giá hầu hết các hàng hóa chủ chốt giảm, trong đó có dầu, vàng và c

Giá dầu thế giới giảm mạnh sau khi cố vấn kinh tế Tổng thống Trump từ chức | Hoanghungpetro.com.vn

Trong phiên giao dịch ngày 7/3, giá dầu thế giới đi xuống sau thông tin cố vấn kinh tế Nhà Trắng Gary Cohn tuyên bố từ chức, làm tăng lo ngại Tổng thống Donald Trump sẽ thông qua lệnh áp thuế..