Xuất khẩu dầu thô năm 2017 của Mỹ tăng mạnh nhờ Trung Quốc

Xuất khẩu dầu thô của Mỹ trong quý 4/2017 tăng gấp ba so với cùng kỳ năm ngoái nhờ có giá thấp hơn chuẩn quốc tế và nhu cầu tiêu thụ mạnh của Trung Quốc.

Nhà máy lọc dầu Tesoro ở Carson, California (Mỹ)

Nikkei dẫn số liệu của Tổ chức Thông tin Năng lượng Mỹ được công bố hôm 28.12 cho biết, Mỹ đã xuất khẩu gần 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày trong ba tháng 10 – 12.2017, gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tính riêng trong tuần thứ tư của tháng này, lượng dầu thô được bán ra đạt 1,21 triệu thùng/ngày, gấp đôi so với năm trước.

Washington đã bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu vào tháng 12.2015, nhưng khối lượng dầu tại Mỹ vẫn còn khá hạn chế cho đến mùa hè này, đặc biệt là vào cuối tháng 8.2017, khi siêu bão Harvey càn quét bang Texas khiến các nhà máy lọc dầu lớn đặt tại đây phải tạm ngưng hoạt động.

Sự chênh lệch giá tiêu chuẩn giữa dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ và dầu Brent biển Bắc đã tăng gấp đôi lên 6,3 USD/thùng vào đầu tháng 9.2017. Ngay cả khi đã tính chi phí vận chuyển, mức giá trung bình khoảng 40 USD/thùng vẫn là một thỏa thuận quá tốt đối với đa số người mua nước ngoài mua dầu thô Mỹ.

Đáng chú ý nhất là Trung Quốc đã tăng cường tiêu thụ một lượng lớn dầu của Mỹ trong năm nay. Lượng dầu thô trung bình xuất khẩu qua Trung Quốc đạt 180.000 thùng/ngày từ tháng 1 đến tháng 9.2017, cao hơn khoảng 14 lần so với năm ngoái. Nhiều nhà sản xuất Mỹ đã bắt đầu bán hàng cho Đại lục một cách nghiêm túc. Continental Resources, nhà sản xuất khí đốt và dầu mỏ lớn của Mỹ, đã bán cho khách hàng tại Trung Quốc 33.500 thùng/ngày trong tháng 11.2017.

Việc Trung Quốc tăng nhập khẩu dầu được cho là được thúc đẩy bởi yếu tố chính trị khi Bắc Kinh đang cố gắng đáp ứng yêu cầu từ Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm giảm sự mất cân bằng thương mại song phương giữa hai bên. Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc (Sinopec) đang xem xét kế hoạch xây dựng đường ống dẫn nối mỏ dầu đá phiến lớn nhất của Mỹ tại lưu vực Permian, bang Texas tới trung tâm xuất khẩu ở Vịnh Mexico.

Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga đã đồng ý mở rộng hợp đồng cắt giảm sản lượng đến cuối năm 2018. Ngoài ra, việc nổ đường ống dẫn dầu tại Libya do một vụ ném bom gây ra hôm 26.12 đã khiến nguồn cung suy yếu, qua đó đẩy giá dầu lên cao. Giá dầu WTI đã tăng lên hơn 60 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 6.2015. Theo các chuyên gia, sự hiện diện của Mỹ như một nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn có thể trở thành nguồn cơn gây căng thẳng cho các nước Trung Đông và Nga trong thời gian tới. 

Nguồn tin: Thanhnien.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

“Lo lắng chất lượng xăng Ethanol tự sản xuất có đảm bảo hay không?”

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đã có 50 nước dùng xăng Ethanol, Việt Nam giờ mới là bước thử nghiệm E5 (5% Ethanol) để bảo vệ môi trường là quá chậm thì tại sao cứ phải “xoắn..

Sự sợ hãi sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn trong năm 2018

Giá dầu đã luôn luôn được thúc đẩy bởi chu kỳ của sự sợ hãi và tự mãn. Trong chu kỳ của sự sợ hãi, những sự kiện địa chính trị có thể khiến giá dầu tăng vọt. Trong chu ..

Sản lượng dầu mỏ của Nga không đổi trong tháng 6 | Hoanghungpetro.com.vn

 
Số liệu từ Bộ Năng lượng cho biết sản lượng dầu mỏ của Nga ở mức 10,95 triệu thùng/ngày trong tháng 6, không đổi so với tháng trước, cho thấy sự tuân thủ đẩy đủ của nước này với hiệp ước hạn chế ..

Mỹ cấm khoan thăm dò dầu khí ngoài khơi bang Florida

Trước lời kêu gọi mạnh mẽ của Thống đốc bang Florida, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định không cho phép khoan thăm dò dầu khí ngoài khơi bờ biển của bang Đông Nam nước ..