TT dầu TG ngày 3/1: Giá dầu gần mức cao kể từ giữa năm 2015, có thể tăng tiếp

Giá dầu ổn định trong ngày hôm nay 3/1, không xa mức cao nhất kể từ giữa năm 2015 đã đạt được trong phiên trước, do nhu cầu mạnh và những nỗ lực hạn chế sản lượng siết chặt thị trường của OPEC và Nga.

Dầu thô WTI kỳ hạn của Mỹ ở mức 60,40 USD/thùng, tăng 3 cent so với đóng cửa phiên trước không xa mức cao kể từ tháng 6/2015 tại 60,74 USD/thùng đã đạt được trong phiên trước.

Dầu thô Brent kỳ hạn – chuẩn quốc tế đối với giá dầu – ở mức 66,55 USD/thùng, giảm 2 cent nhưng vẫn không xa ngưỡng 67,29 USD/thùng, mức cao kể từ tháng 5/2015 đã đạt được một ngày trước.

Bất chấp điều này, có những chỉ số thị trường đã vượt qua trong những ngày cuối năm 2017 và đang giao dịch trong năm nay, khi sản lượng của Mỹ có thể tăng tiếp và những nghi ngờ xuất hiện liệu tăng trưởng nhu cầu có thể tiếp tục ở mức hiện nay.

Ole Hansen, giám đốc chiến lược hàng hóa tại ngân hàng Saxo Bank của Đan Mạch cảnh báo rằng nhiều lần gián đoạn nguồn cung tạm thời như ngừng hoạt động đường ống Forties Biển Bắc và Libya, các cuộc biểu tình khắp Iran giúp tạo ra đặt cược đầu cơ mua vào kỷ lục.

Với việc ngừng hoạt động đường ống này được khắc phục và các cuộc biểu tình tại Iran không có dấu hiệu tác động tới sản lượng dầu mỏ, Hansen cho biết có khả năng giá dầu giảm trong đầu năm 2018, đặc biệt do sản lượng của Mỹ ngày càng tăng.

Hansen nói “đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi mục tiêu sản lượng 10 triệu thùng/ngày sẽ đạt được”.

Sản lượng dầu mỏ của Mỹ tăng gần 16% kể từ giữa năm 2016, đạt 9,75 triệu thùng/ngày vào cuối năm ngoái.

Cũng có một số lo ngại rằng sản lượng của Nga, nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới và một trong số đối tác chính cùng OPEC cắt giảm nguồn cung, đã không giảm trên thực tế.

Theo số liệu của Bộ Năng lượng Nga, như một phần của thỏa thuận cắt giảm nguồn cung, Nga đã cam kết giảm sản lượng của mình khoảng 300.000 thùng/ngày từ mức cao 30 năm 11,247 triệu thùng/ngày đạt được hồi tháng 10/2016.

Tuy nhiên trong cả năm 2017, sản lượng của Nga tăng lên trung bình 10,98 triệu thùng/ngày so với 10,96 triệu thùng/ngày trong năm 2016 và 10,72 triệu thùng/ngày trong năm 2015.

Ông Hansen nói “chúng tôi cũng có một số lo ngại về kinh tế của Trung Quốc trong năm 2018 cuối cùng có thể dẫn tới tăng trưởng nhu cầu thấp hơn so với dự kiến”. “Vào cuối năm nay chúng tôi dự kiến dầu Brent ở mức 60 USD/thùng, với dầu WTI thấp hơn ở mức 57 USD/thùng”. 

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Saudi Arabia tăng giá bán xăng từ ngày 1/1/2018

Hãng thông tấn SPA của Saudi Arabia ngày 1/1 đưa tin vương quốc Hồi giáo này sẽ bắt đầu nâng giá bán xăng trong nước kể từ hôm nay. 
Saudi Arabia tăng giá bán xăng từ n..

Ukraine tuyên bố có thể giúp châu Âu kiềm chế giá khí đốt

Hôm thứ Hai, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã gặp các nhà lãnh đạo châu Âu để yêu cầu thêm vũ khí và đề nghị Kiev có thể giúp hạ giá khí đốt. Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell cam kết khối sẽ tiếp tục hỗ trợ Uk..

Giá dầu hôm nay 6/1/2022 đồng loạt giảm mạnh

Sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 do biến thể Omicron đã dấy lên lo ngại về triển vọng tiêu thụ dầu trong ngắn hạn, qua đó khiến giá dầu hôm nay sụt giảm mạnh.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 6/1/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantil..

Dầu ở mức 70 gây khó khăn cho một số nhà máy lọc dầu châu Âu

Dầu tăng lên mức 70 USD/thùng đã khiến các nhà máy chế biến dầu thô ở châu Âu gặp khó khăn vì lợi nhuận giảm  mạnh và nhu cầu suy yếu đối với một số sản phẩm m