Nhu cầu dầu của Ấn Độ gia tăng thu hút sự chú ý của OPEC

Tuần trước, chúng ta đã thảo luận về việc thay đổi xu hướng của dòng dầu thô từ Iraq tới châu Á. Tổng lượng dầu thô OPEC giao tới Trung Quốc năm ngoái tăng thêm 300.000 thùng/ngày, khi các thành viên trong nhóm muốn “giữ chân” một trong những thị trường tăng trưởng trọng điểm.

Mặc dù lượng dầu vận chuyển từ Iraq vào Trung Quốc đã đạt mức cao nhất tháng 11 với một triệu thùng mỗi ngày, nhưng lượng dầu đến trong năm 2017 thực sự giảm so với năm trước, khi Iraq chuyển sự chú ý sang Ấn Độ và Hoa Kỳ.

Trong khi khối lượng dầu vận chuyển từ Iraq tới Trung Quốc giảm so với năm 2016, thì các nước thành viên khác trong nhóm như Angola, Venezuela, Kuwait và Libya đều tăng.

Cụ thể, Angola và Venezuela dẫn đầu về khối lượng vận chuyển, khi cả hai quốc gia này tiếp tục phải trả nợ cho Trung Quốc (bằng dầu mỏ, thay vì trả bằng tiền mặt). Sự phục hồi sản xuất của Libya đồng nghĩa với có nhiều dầu hơn tới Trung Quốc, trong khi Ả-rập Xê-út xuất khẩu chỉ nhiều hơn một chút so với năm 2016, quay trở lại xuất khẩu ở những nơi khác.

Đã có số liệu cho thấy Saudi Arabia tập trung cắt giảm xuất khẩu vào nửa cuối năm ngoái tại thị trường toàn cầu lớn nhất và minh bạch nhất – Mỹ – nơi mà Saudi cảm thấy sẽ đạt được nhiều thành công nhất cho việc cắt giảm.

Sự sụt giảm trong lưu lượng dầu của Saudi, kết hợp với lượng dầu thấp hơn ở Venezuela đồng nghĩa với lượng dầu OPEC giao tới Mỹ tromg năm ngoái thấp hơn 72.000 thùng/ngày so với năm 2016; tương đương giảm 26 triệu thùng so với năm trước đó.

Ngược với sự sụt giảm từ Ả-rập Xê-út, Venezuela và Kuwait, chúng ta đã chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh mẽ từ Nigeria và Libya – cả hai đều tăng sản lượng trong năm ngoái – trong khi lượng dầu giao từ Iraq là tăng nhiều nhất. Họ đã tăng hơn 150.000 thùng/ngày so với năm trước, trung bình gần 600.000 thùng/ngày vào năm 2017.

Khi chúng ta bước vào năm thứ hai thực hiện thỏa thuận cắt giảm, Ả Rập Xê út đang bắt đầu năm 2018 theo một xu hướng tương tự như Iraq, đó là thúc đẩy vận chuyển dầu đến Nam Á (nhất là Ấn Độ), trong khi quay lại hướng Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Đông Á là thị trường lớn nhất của Saudi; chiếm hơn 40% lượng dầu thô xuất khẩu trong năm ngoái.

Mặc dù các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc đã được tăng hạn ngạch nhập khẩu cho năm nay, nhưng nhu cầu gia tăng từ Ấn Độ đang làm tăng việc nhập khẩu dầu. Lượng dầu tới khu vực Đông Á hồi tháng trước từ Ả-rập Xê-út đã giảm xuống mức thấp nhất trong bảy tháng, trong khi tới khu vực Nam Á đạt mức cao nhất trong tám tháng:

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bản tin video ngày 04-05-22: Giá giảm do lo ngại suy thoái ở Trung Quốc, sự không chắc chắn về lệnh cấm vận của Nga | Hoanghungpetro.com.vn

Giá dầu thô kỳ hạn đã giảm trong phiên giao dịch hôm thứ Ba khi Trung Quốc đang bùng phát dịch bệnh Covid và những lo ngại về kinh tế rộng lớn hơn đã gây ảnh hưởng hơn sự tăng vọt giá sản phẩm tinh chế và sự không chắc chắn về nguồn cung của Nga…

Trafigura dự báo dầu Brent đạt mốc 150 USD trong năm nay

Giá dầu thô có thể sớm đạt 150 USD/thùng hoặc cao hơn trong năm nay, Giám đốc điều hành của hãng kinh doanh dầu Trafigura, Jeremy Weir, phát biểu tại hội nghị FT Global Boardroom hôm thứ Ba.
Weir cho biết thêm, giá dầu thô tăng đột biến có thể sẽ ..

Giá năng lượng thế giới ngày 02/5/2018

Dầu thô (USD/bbl) Mặt hàng Giá Chênh lệch % thay đổi ..

Vấn đề địa chính trị bao trùm thị trường giao dịch dầu thô

Trước khi giá thoái lui hôm thứ Sáu tuần trước, dầu đã được giao dịch ở mức cao nhất kể từ năm 2015. Mặc dù lượng hàng tồn kho của Mỹ là một yếu tố góp phần thúc đẩy thị trường, như..