Vấn đề địa chính trị bao trùm thị trường giao dịch dầu thô

Trước khi giá thoái lui hôm thứ Sáu tuần trước, dầu đã được giao dịch ở mức cao nhất kể từ năm 2015. Mặc dù lượng hàng tồn kho của Mỹ là một yếu tố góp phần thúc đẩy thị trường, nhưng sự tăng vọt này phần lớn liên quan đến cuộc biểu tình phản đối chế độ ở Tehran. Các cuộc biểu tình chống chính phủ đã bổ sung thêm một khoản phí bảo hiểm rủi ro địa chính trị vào giá dầu, điều mà không người nào có thể phủ nhận. Và điều này bất chấp thực tế rằng sản xuất và xuất khẩu của Iran không bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình.

Là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), các cuộc biểu tình của Iran có ý nghĩa gì với thị trường dầu mỏ? Sau khi được gỡ bỏ các lệnh trừng phạt từ phương Tây vào năm 2015, Tehran đã có thể khôi phục sản lượng dầu lên gần 4 triệu thùng mỗi ngày. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình phản đối ở Iran dường như đã suy giảm. Nhưng thậm chí khi biểu tình ở mức đỉnh điểm, hầu hết mọi người thấy là chống đối ở Iran sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến thị trường dầu thô.

“Các cuộc biểu tình không gây nguy hiểm cho việc sản xuất dầu thô; từ quan điểm đó, nó là một nhân tố địa chính trị để tranh luận,” Sarp Ozkan, nhà phân tích tại Drillinginfo.com, cho biết.

Ông Cliff Kupchan, chủ tịch hãng tư vấn rủi ro Eurasia Group, nói với CNBC rằng các cuộc biểu tình thiếu vắng một nhà lãnh đạo trung tâm hoặc một mục tiêu rõ ràng và chưa đạt được quy mô biểu tình nổ ra sau cuộc bầu cử năm 2009.

“Nó thực sự nhỏ. Nó không phải là một mối đe dọa từ xa vào thời điểm này cho sản xuất của Iran. Mức 2,3 triệu thùng mà Iran xuất khẩu tôi nghĩ là khá an toàn trong lúc này,” Tom DiChristopher nói.

“Tôi nghĩ đó là một giai đoạn sẽ đến. Tôi không nói nó không thể xảy ra, nhưng chắc chắn đó không phải là điều khiến tôi sẽ đặt cược một vài đô la vào lúc này. Không, tôi nghĩ rằng giá dầu sẽ ở khu vực hiện tại,” David Roche, chủ tịch của công ty tư vấn Independent Strategy, nói. Mriganka Jaipuriyar của Platts cũng có ý kiến ​​rằng tình trạng bất ổn ở Iran không gây bất kỳ nguy cơ tức thời nào.

Vandana Hari, giám đốc điều hành của Vandana Insights, một công ty phân tích thị trường cho biết: “Có một phản ứng tức thời trên thị trường, nhưng khi thị trường thấy rằng nguồn cung thực tế không thực sự bị ảnh hưởng, thì thường sẽ có sự thoái lui.” Ngay cả khi các cuộc biểu tình tiếp tục hoặc phát triển lớn hơn nữa, nó cũng sẽ không có khả năng ảnh hưởng đến nguồn cung dầu của Iran, bà nhấn mạnh.

Tuy nhiên, các thị trường dầu mỏ thận trọng với quyết định tiếp theo của Tổng thống Donald Trump trên bảng cờ địa chính trị Trung Đông.

“Rủi ro lớn hơn là Mỹ sẽ phản ứng lại tình trạng bất ổn này như thế nào. Tổng thống Trump luôn luôn, ít nhất là công khai, đã cho rằng thỏa thuận hạt nhân với Iran là một niềm hỗ thẹn đối với Mỹ và tuyệt đối nên hủy bỏ. Mỹ cần phải xác nhận thỏa thuận với Iran mỗi 120 ngày và thời hạn đó đang đến, vào thứ Sáu, ngày 12 tháng 1,” Jaipuriyar nói, và thêm rằng nếu Mỹ không xác nhận thỏa thuận hạt nhân thì điều đó có ý nghĩa cho nguồn cung dầu của Iran cho các khu vực  khác của thế giới .

Iran hiện đang cung cấp gần 700.000 thùng dầu thô cho châu Âu. “Ngay cả khi EU quyết định không tham gia vào việc hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân, các công ty châu Âu có thể không muốn có nguy cơ bị cấm từ hệ thống tài chính của Mỹ,” Jaipuriyar nhấn mạnh.

Helima Croft, trưởng chiến lược gia hàng hóa toàn cầu cho RBC Capital Markets, tin rằng các cuộc biểu tình có thể khuyến khích Tổng thống Donald Trump từ chối việc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào nền kinh tế và công nghiệp năng lượng của Iran. Trump phải đối mặt với hạn chót trong vài tuần về quyết định liệu sẽ tăng cường các lệnh trừng phạt và hay chứng thực rằng Iran tuân thủ thỏa thuận này.

Do đó, các thị trường dầu mỏ đang theo dõi sát sao những động thái của Trump. Tuy nhiên, với cuộc khủng hoảng Iran đang diễn ra trong vài ngày qua, những sự lựa chọn của Tổng thống Trump đang bị hạn chế. Chính quyền của Trump có thể sử dụng nỗ lực của Tehran để đà áp các cuộc biểu tình như là một lý do để từ chối việc dợ bỏ cấm vận.

Do đó, các thị trường đang cảnh giác với những tín hiệu của bất kỳ hành động nào của Mỹ khiến cho Iran gặp nhiều khó khăn hơn để bán dầu hoặc để tăng các khoản đầu tư dầu khí vào ngành công nghiệp này của Iran. Điều đó có thể ảnh hưởng đến thị trường.

Địa chính trị, và không phải nguyên tắc cơ bản thị trường tiếp tục điều khiển và bóp nghẹt các thị trường dầu thô toàn cầu. Và điều thú vị là những động thái này được lãnh đạo bởi ‘nhà lãnh đạo’ của nền kinh tế thị trường tự do.

Thực sự là một kịch bản rất thú vị.

Nguồn: xangdau.net/Dawn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bãi bỏ một số điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xăng dầu

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. 
Ảnh minh họa
Trong đó, về lĩ..

OPEC vẫn im lặng khi EU chuẩn bị cấm dầu của Nga

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác trong OPEC do Nga đứng đầu đã quyết định trong tuần trước rằng họ sẽ không tăng con số sản xuất mục tiêu cho tháng tới. Một cách hiệu quả, OPEC đã tát thẳng vào mặt EU, vì quyết định này đồng nghĩa v..

Hàng hóa TG sáng 15/11: Giá dầu giảm trở lại

Phiên giao dịch 14/11 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 15/11 giờ VN), giá dầu và đường giảm trong khi vàng tăng nhẹ.
Trên thị trường năng lượng, gi

Dầu bị mắc kẹt trong một phạm vi giá hẹp

Giá dầu dường như bị mắc kẹt trong một phạm vi tương đối hẹp, đang bị ép giữa các lực đối lập nhau về cả hai mặt tăng và giảm.
Không thiếu tin tức, nhưng giá WTI nằm trong khoảng từ 50 đến 60 đô la v