Thổ bất ngờ cấp phép, dầu khí Nga tuôn chảy sang EU?

 Dòng chảy dầu khí Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đổ sang châu Âu khi Nord Stream- 2 vẫn nằm trên giấy.

Gazprom vừa được cấp phép xây dựng nhánh 2 đoạn trên biển của dự án dầu khí Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong đặc khu kinh tế và lãnh hải của quốc gia này.

Nga tiến tới hoàn tất quá trình xây dựng đường ống dầu khí trên biển Đen

Giám đốc điều hành Gazprom- ông Aleksei Miller, nhấn mạnh với việc nhận được tất cả các giấy phép cần thiết từ phía Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ để lắp đặt đường ống dẫn khí đốt trên biển thuộc “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” thì 2 nhánh của đường ống này sẽ được đưa vào khai thác đúng thời hạn, trước cuối năm 2019.

Công việc tại các công trường ở cả ven biển Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và trên Biển Đen đang được tăng tốc. Tại đoạn trên biển đã lắp đặt hơn 760km đường ống theo hai nhánh.

Việc xây dựng đoạn tiếp giáp bờ biển ở Nga sắp hoàn tất, trong khi bắt đầu thi công xây dựng trạm tiếp nhận tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Dự án dầu khí mang theo 15,75 tỷ m3 nhánh/năm từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến đưa vào sử dụng tháng 3/2018 và nhánh thứ 2 để cung cấp khí đốt cho các nước Nam Âu, Đông Nam châu Âu dự kiến đưa vào vận hành năm 2019.

Thổ Nhĩ Kỳ xây trạm tiếp nhận dầu khí của dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.

Quá trình đẩy nhanh tiến độ dự án dầu khí này đã thúc vào lưng châu Âu trong việc ra quyết định: hoặc tiếp tục thúc đẩy Ukraine mua dầu của Nga, hoặc sẽ phải đồng ý với dự án chạy qua biển Baltic – Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream- 2), hoặc thông qua Thổ Nhĩ Kỳ để mua dầu khí, hoặc chọn lựa khí hóa lỏng của Mỹ với giá cao hơn nhiều.

Nếu không muốn mua dầu thông qua các nước trung gian như Ukraine hay Thổ Nhĩ Kỳ- vốn chưa là thành viên của Liên minh châu Âu (EU), châu Âu sẽ buộc phải lựa chọn đồng ý dự án Nord Stream- 2 đang gây tranh cãi mà từ đó có thể làm khối liên minh bất hòa kéo dài.

Sự lựa chọn chỉ thực sự cấp thiết với châu Âu vào năm 2019, khi Ukraine đưa ra quyết định cuối cùng có tiếp tục mua dầu khí từ Nga nữa hay không.

Nếu đó là cái gật đầu từ Kiev, châu Âu sẽ phải toan tính nhiều điều trong các quan hệ ngoại giao với Ukraine bởi đó là huyết mạch năng lượng từ Nga.

Điều tương tự cũng xảy ra nếu sau năm 2019, Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ hoàn thành các nhánh có thể thông ống từ Nga tới Nam Âu và ngược lên trung tâm các quốc gia EU qua cửa ngõ Bulgari.

Nếu Kiev từ chối mua dầu của Nga, đó sẽ là cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu EU lựa chọn nhập khẩu thông qua nước thứ 3.

Châu Âu lựa chọn Nga hay Mỹ hay Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ cho ngành năng lượng?

Trường hợp còn lại, châu Âu nên thỏa thuận với nhau để có được phương án tốt nhất cho một dự án chảy thẳng dọc biển Baltic nối từ Nga đến Đức, không phụ thuộc ngoại bang.

Trước sức ép từ Mỹ đối với dự án Dòng chảy phương Bắc- 2, châu Âu đã có phản ứng gay gắt.

Nhưng ngay trong nội bộ liên minh này cũng mâu thuẫn nhau về kế hoạch phát triển ngành năng lượng đi kèm với yếu tố chính trị và sự phụ thuộc vào Nga.

Sự thành công của hợp tác Nga- Thổ Nhĩ Kỳ tại Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ sẽ càng làm đau đầu hơn cho giới chức châu Âu, một khi họ phải chọn lựa nguồn năng lượng cho sự phát triển sẽ đến từ nơi có giá cao hơn hay phụ thuộc chính trị hơn.

Nguồn tin: Baodatviet

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu trong nước hôm nay: Phụ thuộc vào trích lập Quỹ bình ổn

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sẽ không có nhiều biến động sau khi Liên bộ Công Thương – Tài chính điều chỉnh giá vào chiều nay (22-8), việc tăng hay giảm phụ thuộc vào cơ quan chức năng trích lập Quỹ bình ổn giá ở mức nào.
Trên thế giới, giá dầu ..

Giá dầu tăng sau khi EIA công bố số liệu về dự trữ xăng, dầu

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch ngày 14/3 sau khi các nhà đầu tư nhận được số liệu trái chiều về lượng dự trữ xăng, dầu của Mỹ. 
Giá dầu tăng sau khi EIA công bố số liệu về dự trữ xăng,..

Vững tay chèo đưa PVEP vượt sóng cả

– Giá dầu xuống thấp và kéo dài trong suốt thời gian qua khiến Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP) – đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ..