Xuất khẩu dầu Mỹ bùng nổ

 Sự hồi sinh của ngành công nghiệp dầu khí Mỹ bắt đầu từ quyết định mà Quốc hội nước này thông qua vào tháng 12.2015.

Ảnh: Reuters

Theo CNN, đó là thời điểm giới lập pháp Mỹ kết thúc lệnh cấm xuất khẩu dầu tồn tại 40 năm. Dầu thô sản xuất ở Texas, Oklahoma và North Dakota bất ngờ được bán ở nước ngoài. Khi đó, dư cung khiến ngành năng lượng gặp khó, giá dầu rớt xuống còn 26 USD/thùng.

Song mức dư cung đang dần biến mất một phần nhờ dầu thô xuất khẩu Mỹ. Dầu thô từng mắc kẹt trong nước giờ đây được vận chuyển đến châu Âu, Mỹ Latin và cả Trung Quốc. Mỹ xuất khẩu 1,7 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 10.2017, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Con số này gấp bốn lần so với hồi năm 2015, khi luật liên bang cấm vận chuyển dầu đến hầu hết các nước, trừ Canada.

Nhà phân tích năng lượng Tom Kloza thuộc Dịch vụ Thông tin Giá dầu cho hay: “Những gì xảy ra khá ấn tưởng. Về cơ bản, nó khiến Mỹ cạn dầu”. Dầu tồn kho của Mỹ, tức số dầu đã được bơm ra từ lòng đất song chưa được bán, hạ 15% trong năm qua. Các kho trữ dầu giảm 10 tuần liên tiếp, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2.2015.

Khi xuất khẩu làm cạn bớt nguồn cung, giá dầu đi lên. Dầu thô tăng giá 9% trong năm nay, chạm mức cao nhất trong ba năm là 66,66 USD/thùng hồi tuần trước. Khi giá dầu trong nước cao hơn, các nhà sản xuất Mỹ hăng hái bơm thêm, đặc biệt là từ các khu vực như West Texas và New Mexico.

Dầu Mỹ mới sản xuất tiếp tục tìm đường ra nước ngoài. Theo hãng nghiên cứu năng lượng ClipperData, sau Canada, các điểm đến hàng đầu với dầu thô Mỹ trong năm qua là Trung Quốc, Anh và Hà Lan. Sản xuất trong nước tăng cũng giúp Mỹ nhập khẩu ít hơn từ Venezuela và Trung Đông. Dù Mỹ vẫn nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu dầu, khoảng cách giữa hai số liệu đang dần thu hẹp.

Chuyên gia Kloza nhận định xuất khẩu đang ngày càng tăng, cho rằng Mỹ cuối cùng có thể lọt vào top 4 nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, vượt qua một số thành viên thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) như Iran, Iraq và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Trong lúc này, Nga và Ả Rập Xê Út vẫn cho hay họ không lo lắng về dầu Mỹ vì nhu cầu dầu thô đang tăng. OPEC có thể nhận ra rằng cơ sở vật chất lỗi thời sẽ hạn chế lượng dầu mà Mỹ xuất khẩu được ra nước ngoài. Nền kinh tế số một thế giới cần nâng cấp đường ống, nhà ga và các bến cảng. EIA viết trong báo cáo: “Các nhà xuất khẩu năng lượng Mỹ còn đang dùng các tàu nhỏ hơn, ít tiết kiệm hơn hoặc chấp nhận các hợp đồng giao hàng phức tạp, làm tăng chi phí”.

Song hiện tại, đợt bùng nổ xuất khẩu và sản xuất đang giúp ngành năng lượng Mỹ hồi sinh sau kỳ lao dốc cách đây hai năm. Điều này đồng nghĩa với việc dân Mỹ có nhiều việc làm hơn và tăng trưởng kinh tế khá hơn.
 

Nguồn tin: thanhnien.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Hàng hóa TG sáng 28/2: Giá đường thô và cà phê robusta thấp nhất trong năm

Phiên giao dịch đầu tuần 27/2 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 28/2 giờ VN), thị trường nông sản đánh dấu mức giá thấp kỷ lục kể từ ..

Các nhà sản xuất dầu mỏ Mỹ đang kìm hãm đà phục hồi của giá dầu

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhận định: việc các nhà sản xuất dầu mỏ của Mỹ triển khai thêm nhiều giàn khoan dầu đang cản trở đà phục hồi của giá dầu thế giới, đồng thời ảnh hưởng tới nỗ lực..

Xem xét bỏ Quỹ bình ổn để giá xăng dầu diễn biến theo tín hiệu thị trường

Bộ Tài chính cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để xem xét, đánh giá bỏ công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu nhằm giúp giá xăng dầu vận động theo đúng tín hiệu thị trường.
Góp ý dự thảo Luật giá (sửa đổi), Bộ Công thương kiến nghị bỏ mặt hàng xăng d..

Lọc dầu Dung Quất có thể bán tới 8% cổ phần trong đợt IPO sắp tới

 Phía Lọc dầu Dung Quất cho biết, trong thời gian ngắn tới, công ty này sẽ tiến hành IPO, dự kiến bán 4 – 8% cổ phần thay vì 4% cổ phần như mục tiêu ban đầu.
Có thể bán tới 8%..