Gia tăng căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và châu Á là “nguy cơ chủ chốt cho giá dầu trong năm 2018” | Hoanghungpetro.com.vn

Theo một nghiên cứu mới, căng thẳng địa chính trị đang gia tăng ở Trung Đông và châu Á có thể có tầm hưởng lớn đến giá dầu trong năm 2018.

Thị trường dầu mỏ đang được hỗ trợ tốt trong thời gian gần đây, nhờ sự kiềm chế sản xuất của OPEC kể từ đầu năm ngoái, cũng như sự tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ.

Sự yếu đi của đồng đô la cũng đã hỗ trợ giá dầu, vì nó làm cho dầu và các mặt hàng khác định giá bằng đồng bạc xanh rẻ hơn cho người mua sử dụng các loại tiền tệ khác. Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch dự đoán mức giá của Brent sẽ đạt trung bình 64 USD/thùng trong năm nay, trong khi Goldman Sachs dự đoán Brent sẽ tăng lên 75 USD/thùng trong vòng 3 tháng và trung bình 75 USD trong vòng 6 đến 12 tháng tới.

Tuy nhiên, báo cáo gần đây của công ty phân tích rủi ro Verisk Maplecroft cho thấy sự leo thang căng thẳng giữa Saudi Arabia và Iran, cũng như tranh cãi trên bán đảo Triều Tiên, như là hai “điểm nóng địa chính trị” lớn có viễn cảnh tác động đến thị trường dầu mỏ trong năm nay .

Theo báo cáo Mô hình Dự báo Căng thẳng Giữa Các nước (Interstate Tensions Forecasting Model) của Verisk Maplecroft, bùng nổ chiến tranh ở một trong hai khu vực này là không thể. Nó cho thấy khả năng xảy ra tranh chấp quân sự trực tiếp giữa Saudi Arabia và Iran là 26%, nhưng báo cáo dự đoán ​​sẽ tiếp tục xảy ra các cuộc chiến proxy tại Syria và Yemen.

“Các xung đột giữa Saudi Arabia và Iran không phải là kịch bản nền tảng của chúng tôi, nhưng lập trường quyết đoán của cả hai bên đã làm gia tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp – kết quả từ việc tính toán sai lầm hoặc phản ứng thái quá,” Torbjorn Soltvedt, nhà phân tích trưởng khu vực Mena tại Verisk Maplecroft, nói. “Những căng thẳng về địa chính trị đang lan rộng khắp khu vực này, và phí bảo hiểm rủi ro chính trị của Trung Đông sẽ tăng lên trong năm nay.”

Nguy cơ này thậm chí còn cao hơn trên Bán đảo Triều Tiên. Theo báo cáo, xác suất xảy ra một số sự cố quân sự hoặc giằng co lực lượng giữa Mỹ và Bắc Hàn đã tăng từ 36% lên 56% kể từ đầu năm 2017.

Sự sa lầy vào chiến tranh không phải là mong muốn của bất kỳ nước nào trong số các nước này, nhưng báo cáo, có tên là Triển vọng Rủi ro Chính trị: Dầu khí (Political Risk Outlook: Oil

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bộ trưởng dầu mỏ Nigeria cảnh báo”sự phá hoại” từ dầu đá phiến

Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria, Emmanuel Ibe Kachikwu, đã cảnh báo rằng OPEC sẽ không cho phép các nhà khai thác đá phiến ở Mỹ “phá hoại” thỏa thuận cắt giảm sản lượng mà nhóm n

Thị trường dầu mỏ khó yên với chiến tranh thương mại

Dường như điều duy nhất hiện tại có thể tác động lớn tới giá dầu là cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Vào thời điểm giá dầu trượt dốc thẳng đứng khi Tổng thống Mỹ Donald T..

Nhiều cơ hội kinh doanh khi giá dầu thô cải thiện

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) có nhiều tín hiệu tích cực khi giá dầu thô được cải thiện và thị trường khoan dầu khí

Thị trường dầu mazut có thể hạn hẹp trong năm 2018

Các nhà máy lọc dầu của Mỹ đang vật lộn để đáp ứng nhu cầu dầu mazut đang bùng nổ trong nước và tại các thị trường xuất khẩu điều này có thể sẽ gây hạn hẹp thị trường này tro..