Dầu mỏ: Một câu chuyện cung cầu tiếp diễn

Thị trường dầu thô đã trải qua một sự thay đổi to lớn từ năm 2014. Giá dầu giảm mạnh từ trên 100 USD vào đầu năm 2014, xuống mức 26 USD vào năm 2016 và hiện đã ổn định ở mức 50 USD. Thị trường đã chỉ ra rằng đây sẽ không phải là một sự giảm giá ngắn hạn và sẽ tiếp tục “thấp hơn và lâu hơn nữa.” Đường cong tương lai giờ đây thấp hơn đáng kể và ngược lại với mức trước sụp đổ năm 2014. Vào năm 2014 trước khi giá dầu sụp đổ, dầu thô tương lai được giao dịch trong mô hình backwardation, với giá hợp đồng kỳ hạn xa thấp hơn giá hợp đồng kỳ hạn gần để bù đắp cho chi phí lưu trữ (lợi nhuận từ cơ hội tiện lợi). Tuy nhiên, đường cong tương lai của dầu hiện tại đang ở mô hình contango. Một contango trong thị trường dầu thô có nghĩa là các nhà kinh doanh tránh nắm giữ các hàng hoá giao ngay bằng cách trả một khoản phí cho các giao hàng trong tương lai. Vì một vị trí contango không có lợi, nó phản ánh một sự bi quan mạnh mẽ đối với thị trường dầu thô tại thời điểm hiện tại.

Đối với người đọc không theo dõi câu chuyện này, sự sụt giảm đột ngột của giá dầu là do sự gia tăng mạnh mẽ của việc sản xuất dầu mỏ đá phiến của Mỹ bắt nguồn từ bước đột phá của công nghệ mới, cái được gọi là “Cuộc cách mạng đá phiến sét”. Công nghệ mới này sử dụng kết hợp giữa kỹ thuật khoan ngang và khoan thủy lực để trích xuất dầu mỏ và khí tự nhiên ở Mỹ, chủ yếu từ các bang có nguồn tài nguyên đá phiến dồi dào như Texas và North Dakota. Với sản xuất dầu trong nước tăng gấp đôi, Mỹ đã trở thành nhà sản xuất năng lượng hàng đầu thế giới trong năm 2011. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thậm chí đã dự đoán rằng Mỹ sẽ trở thành nước xuất khẩu năng lượng ròng trong vòng một thập niên tới. Khi Mỹ liên tục tạo ra thặng dư năng lượng, các nhà sản xuất dầu mỏ còn lại trên thế giới chắc chắn phải đối mặt với áp lực nguồn cung quá mức. Do một số nước sản xuất dầu lớn trên thế giới phụ thuộc vào xuất khẩu dầu để bù đắp thâm hụt tài chính nên họ không thể cắt giảm sản lượng trong dài hạn để hỗ trợ giá dầu. Thay vào đó, họ tăng tổng sản lượng để bù đắp tổn thất do giá dầu suy thoái. Kết quả nhận thấy chính là giá dầu đã trong một xu hướng giảm.

Một cuộc chiến giá dầu cam go

Khi giá dầu chạm đáy 26 USD/thùng, nhiều nhà sản xuất chi phí cao đã buộc phải ngưng hoặc giảm sản xuất. Năng lực sản xuất dầu dường như đã đạt đến giới hạn trong ngắn hạn và giá dầu đã ổn định trong khoảng từ 40 USD đến 50 USD. Tuy nhiên, kỳ vọng của thị trường đã phân hóa mạnh mẽ và nhiều nhà đầu tư đang tích cực đầu cơ cho cả 2 xu hướng của thị trường.

Nigeria, Mexico, Colombia và Venezuela đều cắt giảm sản xuất đáng kể từ năm 2013. Các nước khác như Algeria, Ấn Độ, Qatar, Angola và Trung Quốc chỉ cắt giảm nhẹ hoặc không đáng kể là dưới 4%. Quyết định cắt giảm sản lượng dầu có thể bị ảnh hưởng bởi chi phí hoạt động của từng quốc gia (Nigeria, Colombia, Venezuela, Angola) và nhu cầu thị trường (Mexico, Algeria, Qatar) trong khi được bù trừ  một cách tiêu cực bởi nhu cầu trong nước (Ấn Độ, Trung Quốc). Sau cuộc thảo luận cắt giảm OPEC mới nhất, Saudi Arabia và Nga sẽ chia sẻ phần lớn sự cắt giảm này. Nhưng hai thành viên OPEC khác, Iran và Iraq thay vào đó đang tận dụng và tăng sản lượng của mình.

Các nguyên nhân làm giảm giá

Nguồn cung sản lượng đá phiến khổng lồ của Mỹ là lý do cơ bản quan trọng để các trader tiếp tục bi quan với giá dầu thô. Ngoài ra, các nhà đầu cơ giá xuống thường trích dẫn các mối quan ngại từ phía nhu cầu tiêu thụ, chẳng hạn như việc thúc đẩy quy định cho một nguồn năng lượng thay thế sạch hơn, hoặc thay đổi thói quen người tiêu dùng với ưu tiên cho xe điện với các xe năng lượng hóa thạch. Tiêu đề mới nhất chính là các nhà máy lọc dầu của Texas sự ngừng hoạt động do cơn bão Harvey làm giảm nhu cầu ngắn hạn của dầu thô.

Các nguyên nhân làm tăng  giá

EIA đã dự báo một xu hướng tiêu dùng thế giới trong báo cáo về triển vọng năng lượng thường niên mới nhất. Vẫn có sự tăng trưởng vững chắc đến từ các quốc gia ngoài OECD. Cả Trung Quốc và các nước ngoài OECD khác sẽ tăng gấp đôi mức tiêu thụ trong vòng ba thập niên.

Trong khi đó, chi phí vốn toàn cầu cho các dự án khai thác đã được cắt giảm đáng kể kể từ năm 2014. Điều này sẽ dẫn đến viễn cảnh nguồn cung ít hơn và đẩy giá lên trong tương lai.

Đối với các nhà sản xuất đá phiến nội địa Mỹ, với giá dầu hiện tại đang thấp hơn mức chi phí trung bình cho sản xuất từ giếng đá phiến mới, nhiều chuyên gia dự đoán nguồn cung đá phiến trong tương lai cũng sẽ giảm nếu giá dầu tiếp tục duy trì ở mức hiện tại. Trên thực tế, sự gia tăng nhanh chóng của sản xuất đá phiến Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực vay mượn và huy động vốn cho sản lượng khai thác của các nhà sản xuất. Với lợi nhuân vốn rất ít ỏi, việc Fed có thể ​​sẽ tăng lãi suất sẽ khiến cho các nhà sản xuất đá phiến khó có thể cung cấp vốn cho bất kỳ hoạt động khoan tương lai nào hoặc thậm chí xoay vòng các khoản tín dụng hiện tại. Chúng ta sẽ thấy sự gia tăng giá dầu nếu khoảng tín dụng khổng lồ trong ngành năng lượng này cuối cùng dừng lại.

Phân tích kỹ thuật

Giá dầu đã được giao dịch trong một kênh giá giảm trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, xu hướng này đã đảo chiều, sau khi đạt đáy là 43 USD hồi tháng 6. Hiện tại thị trường đang có xu hướng tăng mạnh và phá vỡ mức giá đỉnh trước đó tại 54. Sự đảo chiều  trong tâm lý thị trường được hỗ trợ bởi một số tin tức khá lạc quan như phục hồi tốt hơn ước tính sau bão Harvey, dấu hiệu ban đầu của sự thành công trong thảo thuận cắt giảm sản xuất của OPEC và Iraq xung đột với người Kurd. Liệu giá dầu có thể thành công duy trì ở mức cao vẫn còn chưa rõ ràng; các trader đang theo dõi chặt chẽ bất kỳ sự thay đổi nào về các nguyên tắc cơ bản như sự phục hồi kinh tế tốt hơn dự kiến của các thị trường đang nổi lên, hoặc ở phía bên kia, liệu các nhà sản xuất đá phiến sẽ bắt kịp sản xuất mà qua đó thể làm chệch hướng bất kỳ ảnh hưởng nào của cắt giảm sản xuất cho đến nay.

Nguồn: xangdau.net/Nasdaq

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

WB ngừng cấp vốn cho các dự án dầu mỏ và khí đốt từ năm 2019

Ngân hàng Thế giới (WB) tuyên bố sẽ ngừng cấp vốn cho các dự án thăm dò và khai thác dầu mỏ, khí đốt kể từ năm 2019, nhằm thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu dịch chuyển theo hướng ..

Quyết định bốc đồng của ông Trump có ý nghĩa gì với cuộc khủng hoảng Saudi-Iran

 
Cuộc tấn công vào một tàu chở dầu của Iran vào tuần trước đã làm gia tăng căng thẳng giữa Tehran và Riyadh.
Iran và Saudi Arabia dường như đã ra khỏi bờ vực chiến tranh hồi th

Không phải ai cũng biết nguyên nhân khiến OPEC xác định duy trì cắt giảm sản xuất

OPEC và Nga dường như quyết tâm tiếp tục cắt giảm sản lượng ngay cả sau khi chiến dịch tái cân bằng thị trường dầu mỏ thế giới của họ đã đạt được mục tiêu chính. Các biện minh chính để l