Dầu ngọt nặng đang hướng tới một cuộc khủng hoảng nguồn cung

‘IMO 2020’ sẽ đánh dấu khởi đầu cho sự thay đổi lớn đối với thị trường xăng dầu toàn cầu. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2020, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) – cơ quan quản lý thị trường vận tải toàn cầu – sẽ thi hành mức trần lưu huỳnh toàn cầu là 0,5% đối với nhiên liệu hàng hải.

Mặc dù điều này sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đến dầu nhiên liệu và các sản phẩm chưng cất trung gian, nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy của dầu thô ngọt nặng. Trên thực tế, nó đã là như vậy.

Nhu cầu dầu thô ngọt nặng sẽ ngày càng tăng vào năm 2020, vì các nhà máy lọc dầu hướng đến việc sản xuất dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Để chúng ta khỏi quên, xin nhắc lại là sản lượng dầu thô nhẹ hơn ít hơn so với dầu nhiên liệu, trong khi dầu chua tăng hàm lượng lưu huỳnh.

Thách thức đối với thị trường toàn cầu sẽ dùng nhiều đến dầu thô ngọt nặng. Theo ClipperData, xuất khẩu dầu thô ngọt nặng chỉ chiếm hơn 1% trong tổng lượng dầu xuất khẩu bằng đường thủy, và đang trên đường suy giảm trong những năm gần đây. Trong số những mặt hàng xuất khẩu này, gần hai phần ba là đến từ Tây Phi.

Angola Dalia là loại hàng đầu, nhưng cũng có xuất khẩu Lokele từ Cameroon, Baobab từ Bờ Biển Ngà, Yombo từ Congo và Ebok từ Nigeria. Doba, được sản xuất ở Chad, là nơi xuất khẩu lớn thứ hai, và tấn công thị trường toàn cầu thông qua việc nạp liệu từ Cameroon.

Về điểm đến của những loại dầu này, ba quốc gia chiếm một nửa trong tổng số thùng được chuyển đi: Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc. Một xu hướng thú vị đang nổi lên, như minh họa trong biểu đồ dưới đây. Trung Quốc đã vượt Mỹ vừa mới năm ngoái để trở thành nước nhập nhiều nhất:

Nam Mỹ là nơi có nguồn dầu thô ngọt nặng lớn thứ hai, nhưng lại nằm cách xa đằng sau Tây Phi, chỉ chiếm khoảng 12% lượng dầu ngọt nặng xuất khẩu trên toàn cầu. Và nó được chào đón ở Argentina và Brazil.

Argentina giữ nhiều dầu ngọt nặng Escalante trong biên giới của mình, nhưng nhiều thùng dầu đã rời khỏi nước này, một xu hướng tương tự tồn tại như với loại dầu WAF: càng ít dầu chảy vào Mỹ trong những năm gần đây, thì càng nhiều dầu tới Trung Quốc.

Do các nhà máy lọc dầu của Mỹ ngày càng pha trộn dầu thô nhẹ trong nước với các loại dầu nặng hơn để thu được một loại dầu thô ưa thích,  nên Trung Quốc tập trung chủ yếu vào việc mua được càng nhiều dầu ngọt nặng càng tốt – chiếm gần một phần ba trong tổng số dầu nhập khẩu toàn cầu.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu hôm nay 7/7 quay đầu giảm

 Giá dầu hôm nay 7/7 giảm xuống mức thấp nhất trong khoảng 12 tuần qua, khi giới đầu tư ngày càng lo ngại rằng nhu cầu năng lượng có thể chịu những tác động tiêu cực nếu xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ V..

Số liệu sản lượng tháng Tư của OPEC

Tất cả các dữ liệu dưới đây dựa trên Báo cáo Thị trường Dầu mỏ hàng tháng của OPEC.
Tất cả dữ liệu là tính cho đến tháng 4 năm 2017 và đơn vị là ngàn thù..

Sản lượng dầu mỏ của Nga không đổi trong tháng 6 | Hoanghungpetro.com.vn

 
Số liệu từ Bộ Năng lượng cho biết sản lượng dầu mỏ của Nga ở mức 10,95 triệu thùng/ngày trong tháng 6, không đổi so với tháng trước, cho thấy sự tuân thủ đẩy đủ của nước này với hiệp ước hạn chế ..