Số liệu sản lượng tháng Tư của OPEC

Tất cả các dữ liệu dưới đây dựa trên Báo cáo Thị trường Dầu mỏ hàng tháng của OPEC.

Tất cả dữ liệu là tính cho đến tháng 4 năm 2017 và đơn vị là ngàn thùng mỗi ngày.

Nhìn vào biểu đồ trên, dường như thấy rõ được những gì mà hầu hết các quốc gia OPEC đang làm. Họ tuyên bố vào mùa hè năm 2016 rằng có thể sẽ có sự cắt giảm hạn ngạch bắt đầu vào năm 2017. Và những cắt giảm này sẽ ảnh hưởng tới sản xuất hiện tại của họ. Vì vậy, tất cả mọi người bắt đầu nỗ lực để tăng sản xuất vào cuối năm 2016. Do đó, sau khi tất cả mọi người cảm thấy rằng họ nên cắt giảm, thì họ đã quay lại mức mà họ đã có trước khi những cắt giảm được đề xuất.

Tác giả đã viết đoạn văn trên vào tháng trước và không thấy có lý do gì để thay đổi một từ nào vào lúc này.

Các nguồn tin gián tiếp đưa ra mức sản lượng OPEC giảm 18.200 thùng/ngày trong tháng 4, nhưng đó là sau khi sản lượng tháng 3 của họ đã được điều chỉnh giảm 179.000 thùng/ngày. Vì vậy, về cơ bản sản lượng OPEC giảm 197.000 thùng/ngày so với mức được báo cáo tháng trước.

Không có nhiều chuyện đang xảy ra ở Algeria. Họ đã đạt mức đỉnh điểm gần 10 năm trước và đã giảm rất chậm kể từ đó.

Angola đã đạt mức đỉnh điểm trong năm 2010 nhưng đang duy trì khá ổn định kể từ đó.

Ecuador đạt đỉnh điểm vào năm 2015. Họ sẽ giảm chậm lại từ bây giờ.

Bất kỳ sự thay đổi trong sản xuất dầu thô Gabon là quá nhỏ để tạo ra nhiều sự khác biệt.

Sự phục hồi của Iran từ các biện pháp trừng phạt dường như đạt đến đỉnh điểm. Tác giả dự báo một sự suy giảm chậm từ đây.

Iraq giảm 269.000 thùng mỗi ngày từ mức đỉnh hồi tháng 12 của họ.

Kuwait giảm 166.000 thùng/ngày từ đỉnh tháng 11. Đó là khoảng 5,8%.

Libya vẫn gặp rắc rối và có thể sẽ tiếp tục gặp rắc rối.

Nigeria và Libya được miễn trừ không phải cắt giảm vì vấn đề bạo loạn. Đừng mong những vấn đề đó sẽ biến mất sớm.

Qatar đã suy giảm kể từ năm 2008. Sự sụt giảm này sẽ tiếp tục với tốc độ rất chậm.

Saudi Arabia đã cắt giảm vào tháng 1, sau đó ngừng lại. Tôi nghĩ rằng đây là mức chúng ta sẽ thấy trong một thời gian trừ khi có một thực sự lay chuyển thực sự trong OPEC.

UAE giảm gần 248.000 thùng/ngày kể từ tháng 12. Đây là mức cắt giảm lớn nhất trong OPEC. Tôi không nghĩ rằng tất cả là tự nguyện.

Các vấn đề của Venezuela sẽ tiếp tục. Sản lượng hiện nay của nước này dưới 2 triệu thùng mỗi ngày (1.956.000 thùng/ngày). Tháng 3 vừa qua, sản lượng của Venezuela là 2.286.000 thùng/ngày. Họ đã giảm 402.000 thùng/ngày, tức 17% kể từ tháng 12 năm 2015.

Nhìn vào biểu đồ này, có vẻ như sản lượng dầu thế giới (gồm các loại dầu) giảm khoảng hai triệu thùng mỗi ngày kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 11 năm 2016. Sản lượng dầu của OPEC giảm 1,64 triệu thùng/ngày kể từ tháng 11, vì vậy các loại dầu không thuộc OPEC cộng với khí thiên nhiên hóa lỏng của OPEC, giảm khoảng nửa triệu thùng/ngày kể từ đó.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Chuyên gia: Điều hành giá xăng dầu không ổn

Nhiều chuyên gia cho rằng khan hiếm xăng dầu khiến nhiều cửa hàng bán lẻ “găm hàng”, đóng cửa… ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt do chính sách điều hành còn bất ổn.
Nghị định 95/2022 có hiệu lực từ ngày 2/1 quy định một tháng sẽ có ba lần điều chỉ..

Thuế tăng lên 8.000 đồng/lít với xăng dầu: Ngân sách có thêm 5 tỉ USD

Thuế bảo vệ môi trường tăng lên 8.000 đồng/lít xăng và 4.000 đồng/lít dầu diezel như đề xuất là thì ngân sách sẽ thu được gần 5 tỉ USD mỗi năm. 
Theo báo Tuổi trẻ, mức thu n

Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq dự kiến thị trường dầu mỏ cân bằng trong quý 1

 
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq, Jabar al-Luaibi cho biết ông lạc quan sẽ có cân bằng cung cầu trong quý 1/2018, dẫn tới thúc đẩy giá dầu mỏ.
Ông Luaibi trả lời các phóng viên rằng tồ..

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu, nỗ lực bình ổn giá, tăng cường thanh kiểm tra thị trường

Tại Phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 16/3/2022, các đại biểu Quốc hội bày tỏ chia sẻ với những khó khăn của Chính phủ và Bộ Công Thương trong công tác điều hành nguồn cung xăng dầu trong nước trước những diễn biến phức..