Lukoil: Thoả thuận OPEC sẽ kéo dài đến năm 2020 nếu dầu thô Mỹ tiếp tục tăng

Nếu sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục bùng nổ ở tốc độ hiện tại, OPEC và Nga sẽ mở rộng thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến năm 2020, ông Leonid Fedun, phó chủ tịch của công ty sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai Nga, Lukoil cho biết.

“Tất cả đều phụ thuộc vào sản xuất của Mỹ”, Reuters dẫn lời Fedun nói bên lề hội nghị ngày của nhà đầu tư của Lukoil tại London.

Tuy nhiên, không rõ mức độ sản xuất của Mỹ sẽ tăng trưởng nhanh ra sao, ông Fedun nói. Nếu tốc độ tăng trưởng này vẫn tiếp tục, OPEC và Nga sẽ cần phải thoát khỏi thỏa thuận vào năm 2020, Fedun nói. Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp sẽ bắt đầu cảm thấy tác động của việc cắt giảm đầu tư trong thăm dò và sản xuất trong những năm qua, nhà quản lý của Lukoil nói.

Lukoil sẽ ủng hộ ý tưởng của nhà lãnh đạo và nhà sản xuất lớn nhất của OPEC, Saudi Arabia, về việc mở rộng cắt giảm sản xuất dầu mỏ vào năm 2019, Fedun nói thêm.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hôm thứ Năm tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih nói rằng OPEC sẽ cần tiếp tục hợp tác với Nga và các nước không thuộc OPEC để giảm sản lượng đến năm 2019 để cắt giảm lượng tồn kho toàn cầu xuống đến mức mong muốn của họ.

Nhận xét của ông Fedun về thỏa thuận OPEC-Nga không phải là lần đầu tiên nhà quản lý cấp cao của công ty này đã bình luận về thỏa thuận.

Vào tháng 1 năm nay, khi giá dầu Brent ở mức 70 USD/thùng, giám đốc điều hành của Lukoil Vagit Alekperov gợi ý rằng Nga nên bắt đầu rời khỏi thoả thuận nếu giá dầu ở mức 70 USD trong hơn sáu tháng.

Giá dầu đã không thể duy trì được ở mức 70 USD thậm chí trong một tháng, nhưng nó đã tối ưu hóa hoạt động khoan mới trong lĩnh vực dầu mỏ của Mỹ, lên đến mức Mỹ đang trên đà để lật đổ Nga như nước sản xuất dầu số một thế giới.

Lukoil đang duy trì phần cắt giảm theo thảo thuận OPEC-Nga, công ty cho biết trong một bài trình bày cho các nhà đầu tư. Lukoil cũng đã lên kế hoạch chiến lược của mình với kịch bản giá dầu 50 USD/thùng, theo đó công ty này tin tưởng vào khả năng đạt được các mục tiêu chiến lược và tăng tỷ lệ trả cổ tức. Mục tiêu chiến lược của công ty là tăng trưởng sản xuất bền vững; mở rộng lĩnh vực hóa dầu; và nâng cao hiệu quả mạng lưới bán hàng.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trung Quốc mang lại một số tin tốt cho các nhà đầu cơ dầu giá lên

Hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc giảm chậm hơn trong tháng này, cho thấy nhu cầu về năng lượng, đặc biệt là dầu phục hồi.
Theo một bản tin của Reuters, sự sụt giảm chậm lại là do nới lỏng các hạn chế ngăn chặn Covid ở một số trung tâm công n..

Bộ Tài chính vẫn quyết xin tăng thuế BVMT với xăng

Dù có nhiều ý kiến phản biện, góp ý từ các bên về đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng lên mức 3.000 đến 8.000 đồng/lít, gấp 2-3 lần so với hiện hành nhưng B..

Nga tìm kiếm một tổ chức chung hợp tác với OPEC

 
Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết một tổ chức chung hợp tác giữa OPEC và các nước ngoài OPEC có thể được thiết lập khi thỏa thuận hạn chế sản lượng hiện tại hết hạn cuối năm nay.
Thái tử S..

Ngân hàng Thế giới dự đoán giá năng lượng sẽ tăng vọt

Dựa trên các dự báo hiện tại, giá năng lượng dự kiến sẽ tăng 50% vào năm 2022, phản ánh mức tăng 81% trong giá than, tăng 74% trong giá khí đốt tự nhiên (mức trung bình của các chuẩn châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ) và tăng 42% trong giá dầu, theo Triển ..