Lukoil: Thoả thuận OPEC sẽ kéo dài đến năm 2020 nếu dầu thô Mỹ tiếp tục tăng

Nếu sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục bùng nổ ở tốc độ hiện tại, OPEC và Nga sẽ mở rộng thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến năm 2020, ông Leonid Fedun, phó chủ tịch của công ty sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai Nga, Lukoil cho biết.

“Tất cả đều phụ thuộc vào sản xuất của Mỹ”, Reuters dẫn lời Fedun nói bên lề hội nghị ngày của nhà đầu tư của Lukoil tại London.

Tuy nhiên, không rõ mức độ sản xuất của Mỹ sẽ tăng trưởng nhanh ra sao, ông Fedun nói. Nếu tốc độ tăng trưởng này vẫn tiếp tục, OPEC và Nga sẽ cần phải thoát khỏi thỏa thuận vào năm 2020, Fedun nói. Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp sẽ bắt đầu cảm thấy tác động của việc cắt giảm đầu tư trong thăm dò và sản xuất trong những năm qua, nhà quản lý của Lukoil nói.

Lukoil sẽ ủng hộ ý tưởng của nhà lãnh đạo và nhà sản xuất lớn nhất của OPEC, Saudi Arabia, về việc mở rộng cắt giảm sản xuất dầu mỏ vào năm 2019, Fedun nói thêm.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hôm thứ Năm tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih nói rằng OPEC sẽ cần tiếp tục hợp tác với Nga và các nước không thuộc OPEC để giảm sản lượng đến năm 2019 để cắt giảm lượng tồn kho toàn cầu xuống đến mức mong muốn của họ.

Nhận xét của ông Fedun về thỏa thuận OPEC-Nga không phải là lần đầu tiên nhà quản lý cấp cao của công ty này đã bình luận về thỏa thuận.

Vào tháng 1 năm nay, khi giá dầu Brent ở mức 70 USD/thùng, giám đốc điều hành của Lukoil Vagit Alekperov gợi ý rằng Nga nên bắt đầu rời khỏi thoả thuận nếu giá dầu ở mức 70 USD trong hơn sáu tháng.

Giá dầu đã không thể duy trì được ở mức 70 USD thậm chí trong một tháng, nhưng nó đã tối ưu hóa hoạt động khoan mới trong lĩnh vực dầu mỏ của Mỹ, lên đến mức Mỹ đang trên đà để lật đổ Nga như nước sản xuất dầu số một thế giới.

Lukoil đang duy trì phần cắt giảm theo thảo thuận OPEC-Nga, công ty cho biết trong một bài trình bày cho các nhà đầu tư. Lukoil cũng đã lên kế hoạch chiến lược của mình với kịch bản giá dầu 50 USD/thùng, theo đó công ty này tin tưởng vào khả năng đạt được các mục tiêu chiến lược và tăng tỷ lệ trả cổ tức. Mục tiêu chiến lược của công ty là tăng trưởng sản xuất bền vững; mở rộng lĩnh vực hóa dầu; và nâng cao hiệu quả mạng lưới bán hàng.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 9/5: Lao dốc khi Saudi Arabia hạ giá bán

Giá xăng dầu hôm nay 9/5: WTI ngưỡng 109,08 USD/thùng, dầu Brent 111,75 USD/thùng.
Cập nhật giá xăng dầu đầu phiên sáng 9/5/2022 với những thông tin mới nhất.
Dầu sụt giảm ngay đầu tuần khi các thương nhân cân nhắc lệnh cấm dầu thô G7 và Saudi ..

Tăng trưởng nhu cầu dầu có thể bắt đầu sớm suy yếu

OPEC quảng bá hiệp định cắt giảm sản xuất như là động lực chính để tái cân bằng thị trường dầu mỏ, nhưng nếu tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu không mạnh mẽ như trong ba năm qua, chúng ta sẽ kh

Ấn Độ và Trung Quốc tăng cường mua dầu của Nga bị ‘tẩy chay’ ở phương Tây

Bị thu hút bởi giá rẻ, Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục tăng cường nhập khẩu dầu thô của Nga, hiện hầu hết bị cấm ở phương Tây.
Ấn Độ, vốn không phải là khách hàng lớn mua dầu của Nga cho đến tháng 3 năm nay, hiện đã nhập khẩu gấp 5 lần lượng dầu thô ..

Dự luật NOPEC có thể đẩy giá xăng thậm chí lên cao hơn

Sau khoảng hai thập kỷ nỗ lực thất bại, Dự luật NOPEC (Không sản xuất và xuất khẩu dầu) đã được hội đồng Thượng viện thông qua hôm thứ Năm với tỷ lệ bỏ phiếu thuận 17:4. Đạo luật nguy hiểm, gây tranh cãi và được cho là phi logic này có sự pha trộn kỳ..