Thỏa thuận cắt giảm cung dầu của OPEC có thể kéo dài tới 2020

Ông Leonid Fedun, Phó chủ tịch Lukoil, công ty sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai tại Nga cho biết nếu sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục bùng nổ như tốc độ hiện tại, OPEC và Nga nên kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung tới năm 2020. 

Với tốc độ hiện tại, Mỹ có khả năng đánh bật Nga để trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Ảnh: LinkedIn

Ông Fedun cho biết mọi quyết định sẽ phụ thuộc vào sản lượng từ Mỹ. Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa rõ mức độ sản xuất của Mỹ sẽ tăng lên như thế nào trong tương lai.

Nếu tốc độ hiện tại được duy trì, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga sẽ cần phải kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung tới năm 2020.

Tới thời điểm đó, ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ bắt đầu thấy được tác động trong việc cắt giảm đầu tư sản xuất trong những năm trước đó.

Vị phó chủ tịch của công ty sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai tại Nga cũng khẳng định sự ủng hộ đối với ý tưởng của các nhà lãnh đạo OPEC cũng như nhà sản xuất lớn nhất Saudi Arabia trong việc kéo dài thời gian kết thúc thỏa thuận vào năm 2020.

Trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm thứ Năm tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih cho rằng, OPEC cần tiếp tục hợp tác với Nga và các nước sản xuất dầu không thuộc OPEC trong việc cắt giảm sản lượng vào năm 2019 nhằm giảm lượng hàng tồn kho trên thế giới như mức mong muốn.

Đây không phải là lần đầu tiên nhà quản lý cấp cao của Lukoil có đánh giá và bàn luận về thỏa thuận giữa OPEC và Nga.

Tháng Một vừa qua, khi giá dầu thô Brent đạt ngưỡng 70 USD mỗi thùng, giám đốc điều hành của công ty này đã đề xuất Nga nên rút khỏi thoả thuận nếu mức giá này duy trì trong hơn sáu tháng tới.

Giá dầu đã không thể duy trì được ngưỡng 70 USD dù chỉ trong vòng một tháng nhưng cũng đủ để giúp Mỹ tăng trưởng và thậm chí đang trên đà lật đổ Nga khỏi vị trí nước sản xuất dầu số một thế giới.

Đầu tháng 12/2017, OPEC cùng Nga đã đạt được thỏa thuận về việc duy trì cắt giảm sản lượng dầu cho đến cuối năm 2018 nhằm mục đích giành lại quyền kiểm soát thị trường toàn cầu từ ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ.

Quyết định được đưa ra sau cuộc thảo luận tại Vienna, Áo giữa những nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới cho thấy sức mạnh liên minh chưa từng có giữa Saudi Arabia với Nga.

Tuy nhiên, trong khi thỏa thuận trên nỗ lực đẩy giá dầu dần hồi phục thì việc Mỹ tăng nguồn cung lại khiến những kết quả trên có thể thành công cốc.

Các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ, những người không tham gia vào thỏa thuận trên cũng như có chi phí thấp hơn, lại đang gia tăng sản xuất trong bối cảnh giá lên cao. OPEC đánh giá điều này có thể phá vỡ sự cân bằng thị trường mà OPEC đã nỗ lực để đạt được.

Nguồn tin: theleader.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn

Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa tiến hành ký thỏa thuận hợp tác về việc tăng cường tiêu thụ sản phẩm xăng dầu của NMLD Dung Quất. Petrolime..

Saudi Arabia thay đổi chiến lược của OPEC để IPO

Để hiểu tại sao Saudi Arabia đã thay đổi sách lược và quyết định OPEC nên quay lại kiểm soát cung, hãy nhìn vào hai thách thức chính sách lớn nhất của vương quốc này: ..

OPEC sẽ phản ứng thế nào với sản xuất đá phiến tăng vọt?

OPEC cuối cùng đã thừa nhận điều mà mọi người đã kết luận một thời gian trước đây: sản lượng đá phiến Mỹ đang tăng vọt.
Trong Báo cáo Thị trường Dầu Tháng 3 của mình, OPEC đ

Tăng thuế đối với xăng dầu: Đừng vì chi kém hiệu quả mà tăng thu, người dân “gánh” thiệt

Bộ Tài chính mới đây đã đưa ra đề nghị tăng mức thuế bảo vệ môi trường lên kịch khung đối với cả xăng và dầu. Tuy nhiên ngay sau khi được đưa ra, đề xuất này đã vấp phải không