OPEC tìm cách để biện minh cho việc tiếp tục cắt giảm sản lượng


Các kho dự trữ dầu đang tiến tới mức trung bình 5 năm ở các nước OECD, ngưỡng quan trọng nhất cho sự “tái cân bằng” thị trường dầu.

Một năm rưỡi từ sau thỏa thuận ban đầu của OPEC để hạn chế sản lượng, lượng dầu thừa trong các kho chứa trên toàn thế giới gần như trở lại mức trung bình. Tuy nhiên, theo tất cả các chỉ số, OPEC không sẵn sàng để dừng lại việc hạn chế sản xuất, cụ thể các quan chức hàng đầu phát tín hiệu mong muốn duy trì cắt giảm cho tới năm 2019.

Nhưng điều đó có thể đòi hỏi phải thay đổi định nghĩa của một thị trường dầu “cân bằng”. OPEC đã liên tục lấy tồn kho OECD làm thước đo cho những tính toán của mình. Mục đích là để rút dầu tồn kho xuống mức trung bình 5 năm. Với lượng tồn kho của OECD cao hơn ngưỡng trung bình 5 năm khoảng 44 triệu thùng trong tháng 2 – giảm từ mức dư gần 300 triệu thùng vào đầu năm 2017 – mục tiêu này có thể sẽ đạt được vào một lúc nào đó trong năm nay, có lẽ trong quý thứ hai hoặc thứ ba.

Vì nhiều lý do khác nhau, việc đạt được mốc quan trọng này không làm vừa lòng OPEC. Thứ nhất, việc đo lường được che dấu bởi thực tế nó là một tính toán di động, có nghĩa là 5 năm qua cho tới nay đã có hơn 3 năm tồn kho chất đống. Nói cách khác, mức trung bình 5 năm hiện tại cao hơn đáng kể so với mức trung bình 5 năm vào đầu năm 2014 khi lượng hàng tồn kho không có tình trạng thừa mứa.

Mặt khác của lập luận rằng thị trường dầu mỏ bây giờ lớn hơn nhiều so với năm 2014. Cả cung và cầu đều nhiều hơn, có nghĩa là thị trường toàn cầu có lẽ cần có lượng dầu cao hơn nhiều ở trong kho. Như vậy, không nhất thiết là một điều xấu khi tồn kho ở trên mức trung bình 5 năm.

Một lý do khác khiến tại sao OPEC lại đột nhiên không hài lòng với lượng tồn kho của OECD như là chỉ số duy nhất mà OECD dùng làm căn cứ cho quyết định của mình là vì số liệu này không nắm bắt được toàn bộ thị trường dầu mỏ toàn cầu. Điều gì đang xảy ra ở các nước không thuộc OECD, nơi mà tăng trưởng nhu cầu toàn cầu đang diễn ra? Một phép đo toàn diện hơn bao gồm dữ liệu tồn kho ngoài khu vực OECD sẽ vẽ ra một bức tranh chính xác hơn về thị trường dầu mỏ toàn cầu. Tuy nhiên, vấn đề với điều này là dữ liệu ngoài OECD thường là không rõ ràng, đó chính là lý do tại sao số liệu tồn kho OECD lại được trích dẫn rộng rãi.

Tuy nhiên, OPEC đang cố gắng đưa ra một chuẩn đo khác để biện minh cho việc duy trì cắt giảm đang thực hiện. Một ý tưởng được đưa ra là sẽ được sử dụng trung bình 5 năm, nhưng bằng cách nào đó chiết tính các năm thặng dư. Hoặc, nhóm có thể sử dụng mức trung bình bảy năm, điều này sẽ làm cho thặng dư ngày hôm nay so với mức trung bình trông có vẻ lớn hơn, nên đòi hỏi phải duy trì việc cắt giảm lâu hơn. OPEC cũng đang cân nhắc một phạm vi thậm chí lâu hơn nữa.

OPEC dự kiến sẽ thảo luận về một loạt các khả năng vào tháng Tư. Theo Bộ trưởng năng lượng Saudi Khalid al-Falih, “quan điểm của người tiêu dùng về lượng hàng tồn kho mà họ cần phải nắm giữ có thể đã thay đổi. Chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta nhìn vào tồn kho ngoài khu vực OECD, kho chứa nổi, hành vi của nhà đầu tư và các con số từ các cơ quan đáng tin cậy.”

Ả-rập Xê-út đặc biệt quan tâm đến việc duy trì thỏa thuận cắt giảm khi đang chuẩn bị IPO Saudi Aramco vào năm 2019. Do đó, giá dầu cao là điều quan trọng. Việc bỏ qua những cắt giảm sản xuất hiện tại có thể dẫn tới một đợt rớt giá khác, một rủi ro không thể chấp nhận được.

Điều đó có nghĩa là cho dù OPEC có quyết định ra sao thì họ muốn sử dụng một chuẩn đo mới để biện minh cho việc duy trì cắt giảm sản xuất.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu hôm nay 6/1 quay đầu giảm nhẹ

 Giá dầu hôm nay 6/1 giảm nhẹ trong bối cảnh số ca mắc mới Covid-19 liên quan đến biến thể Omicron vẫn tiếp tục gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới.
 
 
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao..

Ả Rập Xê Út không muốn làm Putin khó chịu khi Biden yêu cầu tăng thêm sản lượng

Nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, Ả Rập Xê-út, tiếp tục giữ mối quan hệ thân thiết với Nga trong khi nước tiêu thụ dầu hàng đầu, Hoa Kỳ, kêu gọi các nhà sản xuất lớn – trong đó có Vương quốc này – tăng cường nguồn cung cho thị trường và giúp g..

Phó thủ tướng: Bộ Tài chính nghiên cứu giảm thuế đối với xăng dầu

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ động nghiên cứu hoàn thiện trình các cấp có thẩm quyền xem xét các phương án giảm thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhóm mặt hàng xăng dầu trong trường hợp giá thế giới tiếp tục tăng cao.
Văn phòng ..

Giá dầu giảm do lượng dự trữ của Mỹ vẫn cao

Trong phiên giao dịch chiều ngày 6/12, giá dầu suy yếu nhẹ do lượng dự trữ dầu đã qua tinh chế tại Mỹ tăng lên trong bối cảnh nhu cầu thị trường hiện đang giảm. 
Cụ thể, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của..