Những lo ngại về hụt cung dầu là quá phóng đại

OPEC, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và một số giám đốc điều hành của Tập đoàn Dầu lửa lớn đang lên tiếng báo động về nguồn cung khan hiếm và giá tăng đột biến vào khoảng thời gian nào đó sau năm 2020. Lý do: sự sụt giảm mạnh về đầu tư thượng nguồn trong những năm sau khi giá dầu sụp đổ năm 2014.

Lịch sử đang đứng về phía họ, vì những khoảng thời gian dài kéo dài với giá thấp đã kéo theo sự cắt giảm mạnh mẽ đối với chi tiêu vốn của ngành và làm giảm sản xuất, cuối cùng dẫn đến giá cao hơn. Đó là tính chất chu kỳ của kinh doanh dầu mỏ. Tuy nhiên, những dự báo thảm khốc này là sai lầm. Có nhiều lý do để tin rằng các chu kỳ trước đây không áp dụng được cho thị trường ngày nay, chủ yếu là vì ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ đang phát triển đã không tồn tại gần đây cách đây một thập kỷ trước.

Đá phiến khó có thể là nhà sản xuất điều phối lý tưởng. Tuy nhiên, đang hoạt động với chức năng tốt nhất, nó sẽ giúp tránh được giá quay trở lại mức 100 đô la một thùng và giữ giá cả quanh mức hoặc dưới 70 đô la một thùng, thậm chí với sự sụt giảm mạnh về chi tiêu vốn (capex) trong những năm gần đây đối với dự án nước sâu, cát dầu và các siêu mỏ dầu khác các dự án của các công ty dầu quốc tế. Các dự án trị giá nhiều tỷ đô la này thường mất vài năm kể từ khi được phê duyệt cho đến khi sản xuất ra lượng dầu mỏ đầu tiên, và OPEC, IEA và các nước khác đang lo lắng rằng tỷ lệ vốn đầu tư thấp từ năm 2014 sẽ quay trở lại ám ảnh ngành công nghiệp sau năm 2020.

Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn, những nỗi sợ hãi này có vẻ như bị phóng đại – thậm chí là chỉ để tự phục vụ cho OPEC. Xét cho cùng, lo sợ hụt nguồn cung sẽ làm tăng giá dầu, làm tăng doanh thu của nhóm. IEA, trong khi đó, là cơ quan giám sát tiêu thụ cho các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới. Cơ quan này không thể bị nguy cơ bất ngờ về vấn đề nguồn cung trong tương lai. Vì vậy điều tốt nhất chính là tỏ ra thận trọng.

Vậy thách thức là gì? Về cơ bản, ngành công nghiệp toàn cầu đang chi hơn 700 tỷ đô la một năm cho các dự án dầu khí thượng nguồn trước khi giá giảm mạnh trong năm 2014. Ngành công nghiệp này đã cắt giảm 25% lượng vốn đầu tư trong năm 2015 và năm 2016. Vốn đầu tư vẫn giữ nguyên trong năm 2017, chỉ có một sự gia tăng khiêm tốn trong năm 2018, IEA cho rằng điều này cho thấy “những rắc rối cho tương lai”. Đầu tư vào thượng nguồn đã gần 400 tỷ đô la một năm từ năm 2015, dẫn đến một số công ty như hãng tư vấn Wood McKenzie băn khoăn về mức chênh lệch một nghìn tỷ đô la đầu tư dầu toàn cầu sau khi giá sụp đổ.

Theo kịch bản này, OPEC sẽ không có khả năng cứu vãn ngày này. Tất nhiên, OPEC và một số đối tác không thuộc OPEC, dẫn đầu bởi Nga, đang duy trì cắt giảm khoảng 1,8 triệu thùng mỗi ngày sản xuất kể từ đầu năm 2017 để tái cân bằng các thị trường dầu dư thừa và vực dậy giá nhưng sự phục hồi trở lại của sản lượng này sẽ không đủ để giải quyết mức hụt cung trong trung và dài hạn dự kiến. Bản thân OPEC có ít đòn bẩy để tăng sản xuất. Trong nội bộ nhóm, chỉ có duy nhất Saudi Arabia có công suất dự phòng đáng kể, ước tính khoảng 2,5 triệu thùng mỗi ngày. Các vấn đề về chính trị, an ninh và thương mại vẫn tiếp tục đe doạ các nước thành viên như Venezuela, Iran, Iraq, Nigeria và Libya, nơi triển vọng sản xuất từ không rõ ràng đến ảm đạm.

May mắn thay, có những sai sót trong lý thuyết hụt cung. Trong khi đầu tư giảm mạnh, thì chi phí cho ngành này cũng bị ảnh hưởng. Tất các mô hình và quy mô của dự án đều đã trở nên rẻ hơn, vì vậy các nhà sản xuất đã nhận được kết qủa tốt hơn cho tiền của họ. Trong 18 tháng qua, ngành công nghiệp nước sâu đã có sự phục hồi dần dần, với quyết định đầu tư cuối cùng về các dự án lớn ở Vịnh Mexico, Bắc Hải, Tây Phi và Brazil. Việc sắp xếp lại chi phí với mức giá thấp hơn rất đáng kể. Chi phí dự án cho dự án nước sâu Mad Dog 2 của BP ở Vịnh Mỹ đã giảm từ hơn 20 tỷ đô la xuống còn 9 tỷ đô la. Tại dự án Johan Sverdrup Arctic của Statoil, công ty đã có thể giảm chi phí hoà vốn từ 60 đô la một thùng xuống còn dưới 20 đô la một thùng.

Nhưng chính ngành đá phiến của Mỹ sẽ làm tốt nhất để tránh được bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung lớn nào. Thật vậy, tiềm năng của đá phiến sét đã làm cho các công ty dầu lửa quốc tế (IOCs) do dự về việc phê duyệt các siêu dự án đắt tiền mới trong những năm gần đây. Khi họ quan sát đá phiến sét làm giảm giá thành một cách đáng kể và trở nên ngày càng cạnh tranh trên sân khấu toàn cầu, IOCs buộc phải xem xét lại nhiều cơ hội trong những siêu dự án dài hạn trong danh mục đầu tư. Hiện nay, chỉ có những cái tốt nhất với điểm hòa vốn thấp nhất là đang được tiến triển.

Tuy nhiên, cùng với đá phiến sét, và Saudi Arabia, điều này sẽ đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu. IEA ước tính nhu cầu toàn cầu năm 2023 sẽ cao hơn 6,8 triệu thùng/ngày  so với hiện nay. Mỹ dự kiến ​​sẽ bổ sung 3,7 triệu thùng mỗi ngày vào sản xuất và đạt 17 triệu thùng mỗi ngày trong tổng sản lượng chất lỏng sau đó, nhưng IEA cho rằng điều này có thể quá thận trọng nếu giá cả vượt quá con số đó trên đường cong trong tương lai. Những người khác thì lạc quan hơn, cho biết sản lượng sản xuất của Mỹ sẽ tăng gần 5 triệu thùng/ngày trong cùng khoảng thời gian – ngay cả khi giá dầu trung bình chỉ 50 đô la một thùng.

Nếu có bất kỳ mối quan ngại nào về việc thiếu đầu tư, họ nên tập trung vào ngành công nghiệp dịch vụ dầu mỏ của Mỹ. Nếu không có đủ lực lượng công nhân trên những cánh đòng sản xuất, ngành đá phiến của Mỹ sẽ không thể đạt được toàn bộ tiềm năng của nó. Phần này của ngành công nghiệp đá phiến đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong thời kỳ suy thoái. Giờ đây, khi những công ty fracking muốn tăng cường khoan và cải thiện nguồn cung, họ sẽ phải đối mặt với sự hạn chế về sức lao động và các vật liệu quan trọng như cát vẫn đang bị thiếu hụt.

Cần phải mất thời gian để ngành dịch vụ có thể phục hồi lại được, bao gồm thu phí các khách hàng nhà sản xuất của họ cao hơn để thực hiện các khoản đầu tư cần thiết cho thiết bị và nhân viên để giữ cho sự phát triển của ngành đá phiến sét diễn ra.

Đối với IEA, OPEC hoặc bất cứ ai khác lo ngại về tình trạng cung trong tương lai, lĩnh vực dịch vụ là không gian đáng chú ý nhất trong những năm tới.

 

Nguồn:xangdau.net/Forbes

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Hàng hóa TG sáng 29/5: Giá dầu và vàng giảm

 
Phiên giao dịch 28/5 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 29/5 giờ VN), giá dầu và vàng đều giảm. Thị trường Mỹ và Anh hầu hết đóng cửa trong ngày nghỉ lễ…

Đường đi của dầu lên mức 70 đã thách thức những áp lực vẫn đe doạ giá cả

Lần đầu tiên giá dầu tăng lên 70 USD/thùng trong ba năm trở lại đây đã có những yếu tố kích thích rõ ràng như là nguồn cung thắt chặt và nhu cầu tăng, tuy nhi

Dự báo thị trường dầu thế giới tháng 10/2019

 
Xangdau.net dự báo rằng giá dầu West Texas Intermediate sẽ dao động trong khoảng từ 52,50 đến 62,50 đô la, phù hợp với phạm vi dự báo trong hai tháng qua của chúng tôi.
Có rất nhiề..

Giá dầu giảm do nguồn cung từ Mỹ và Nga tăng

Trong phiên giao dịch chiều ngày 11/6, giá dầu tại thị trường London giảm do sản lượng của Nga gia tăng và hoạt động khoan dầu của Mỹ ở mức cao nhất trong hơn ba năm qua. 
Giá dầu giảm do nguồn cung từ Mỹ v