Đối đầu giữa Ảrập Xêút với Iran đe dọa thỏa thuận OPEC

Những căng thẳng giữa Iran và Ả-rập Xê-út đã dấy lên nhiều hoài nghi về thành công của thỏa thuận cắt giảm sản lượng OPEC cách đây hai năm khi nó được ra mắt lần đầu. Bây giờ, khi thỏa thuận bước vào năm thứ hai, những nghi ngờ này lại càng nhen nhóm bởi sự leo thang giữa hai đối thủ trong khu vực. Không có nhiều cơ hội để thay đổi cuộc chiến ủy thác mà Ả-rập Xê-út và Iran đang đối đầu tại Yemen, và nó có thể báo hiệu cho sự kết thúc hiệp ước cắt giảm sản lượng.

Nhiều người nghi ngờ rằng thỏa thuận này sẽ tồn tại qua cuộc họp tháng 6 năm 2018. Đầu năm nay, các nhà phân tích hàng hoá từ ngân hàng đầu tư hàng đầu đã cảnh báo rằng đối với một số đối tác trong thỏa thuận, giá dầu đang trở nên quá cao. Nga là một ví dụ điển hình về khía cạnh này: với nền kinh tế chủ yếu hướng vào xuất khẩu, nó có thể sử dụng giá dầu thấp để giữ cho đồng rúp thấp và duy trì nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của mình.

Iran dường như cũng muốn mức giá dưới 70 đô la Brent. Tháng trước, Bộ trưởng Năng lượng Bijan Zanganeh đã nói với tờ Wall Street Journal trong một cuộc phỏng vấn rằng Iran không thoải mái với dầu mỏ ở mức 70 USD vì mức giá này sẽ kích thích sản xuất đá phiến của Mỹ nhiều hơn nữa. Thật vậy, sản lượng của Mỹ đã tăng lên không ngừng, tuần trước đã chạm mức 10,43 triệu thùng/ngày.

Bây giờ sự thù địch ngày càng tăng giữa Riyadh và Tehran có thể trở thành giọt nước làm tràn ly. Chiến lược gia hàng hóa của ETF Securities, Nitesh Shah tuần này nói với CNBC rằng những mối quan hệ song phương này cho đến nay chỉ có tác động ngắn hạn lên thị trường dầu mỏ giờ đây có thể dẫn đến kết thúc thỏa thuận sớm hơn.

“Căng thẳng Ảrập Xêút-Iran dường như đang leo thang. Mặc dù điều này mang lại phí bảo hiểm địa chính trị cho dầu mỏ, nhưng nó có thể làm lớn lên các vết nứt trong sự thống nhất của OPEC, điều này có thể chấm dứt thỏa thuận sớm”, Shah nói.

Nhưng sự thống nhất này đã trở nên đáng nghi ngờ kể từ khi bắt đầu thỏa thuận này, và không phải bởi vì Iran và mối quan hệ rối rắm với Ả rập Xê út. Mà là vì không phải tất cả mọi người trong OPEC đều tham gia cắt giảm, nhất là Iraq.

Nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC vẫn không giữ đúng mức cam kết, và nếu không phải là nhờ cắt giảm nhiều hơn so với mức đã cam kết từ Saudi Arabia và đáng chú ý hơn là sản lượng giảm nhanh của Venezuela, thì cartel sẽ không đạt được mức tuân thủ trên 100% mà nó rất tự hào.

OPEC sẽ họp vào tháng tới để xem xét thỏa thuận trước cuộc họp OPEC mở rộng hơn vào tháng Sáu. Hầu hết các thành viên đã phát tín hiệu ủng hộ chắc chắn đối với thỏa thuận, ngay cả Iraq. Tuy nhiên, trong khi đó Baghdad đã tuyên bố kế hoạch tăng năng lực sản xuất dầu của mình một cách đáng kể và thông báo rằng trữ lượng dầu thô của nước này có thể sẽ cao hơn nhiều so với ước tính trước đây. Ngụ ý của hai thông tin này từ Iraq không phải là quá tích cực cho triển vọng của thỏa thuận cắt giảm.

Cũng có một câu hỏi nữa là Saudi Arabia sẽ còn tiếp tục gánh phần cắt giảm nhiều hơn so với cam kết trong bao lâu nữa. Ả-rập Xê-út cần tiền cho kế hoạch cải cách kinh tế đầy tham vọng của mình, và nó không thể – hoặc ít nhất cũng không nên- đặt tất cả hy vọng của mình lên IPO của Aramco. Việc tính toán thiệt hơn rằng giá dầu thấp hơn thực sự dẫn đến doanh thu cao hơn chắc chắn cũng đã tác động đến Riyadh.

Sự leo thang hơn nữa trong cuộc chiến ủy nhiệm sẽ đẩy giá lên cao, đây là điều chắc chắn. Nhưng liệu Iran và Ả-rập Xê-út có đủ sức  cho sự leo thang hơn nữa hay không? Nó có thể dẫn đến sự tan rã của cartel và hủy bỏ thỏa thuận cắt giảm sản xuất, điều này sẽ gây áp lực lên giá, phủ lấp đi những ảnh hưởng giá tích cực của sự leo thang chính trị. Nói cách khác, Iran và Ả-rập Xê-út có lẽ đang chơi một trò chơi mà trong đó nếu một bên thu được lợi ích thì bên kia sẽ bị thiệt hại tương đương và ngược lại khi nói đến dầu. Không có Tehran hay Riyadh hài vòng về việc này, vì vậy họ có lẽ phải chọn giữa việc tích cực thúc đẩy tầm ảnh hưởng của họ trong khu vực với việc duy trì giá dầu cao hơn nữa trong lâu dài.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Dầu mỏ có phải là nguồn gốc của cuộc xung đột Syria?

Cuộc xung đột ở Syria sau gần 7 năm vẫn chưa có lối thoát do sự tham gia của nhiều lực lượng quân sự và chính trị khác nhau cả trong nước, lẫn trong khu vực và thế giới. Liệu vấn đề năng lượng của Syria..

Iran cho biết lệnh trừng phạt của Mỹ ngăn các công ty dầu mỏ Mỹ tham gia các dự án

     Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ Iran cho biết đã không hạn chế các công ty dầu mỏ Mỹ sẵn sàng tham dự trong các dự án năng lượng tại nước này, nhưng các lệnh trừng phạt của Mỹ l

Nga sẽ không tham gia vào OPEC, nhưng mong muốn sự hợp tác được duy trì

Nga không muốn trở thành thành viên của OPEC, nhưng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhóm các nhà sản xuất ngay cả sau khi kết thúc thỏa thuận giảm cung, ông Aleksey Texler, thứ trưởn..

Giá xăng giảm nhẹ 100 – 400 đồng/lít sau 7 lần tăng ‘nóng’

Từ 15h chiều nay 1/7, giá xăng RON95 giảm 110 đồng/lít, trong khi xăng E5 RON92 giảm 411 đồng/lít.
Liên bộ Công Thương – Tài chính vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước từ 15h chiều nay 1/7. Theo đó, xăng E5 RON92 giảm 411 đồng/lí..