Saudi Arabia có thể nâng sản lượng dầu sau khi Mỹ rời khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

 

Saudi Arabia cho biết họ có thể nâng sản lượng dầu của mình để bù cho khả năng thiếu hụt nguồn cung do các lệnh trừng phạt mới với Tehran, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Giá dầu đã được hỗ trợ bởi dự đoán Trump sẽ rút khỏi thỏa thuận này, điều đó có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu dầu thô của Iran và gây căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông, nơi cung cấp 1/3 lượng dầu hàng ngày của thế giới.

Ngày 8/5, Tổng thống Trump đã tuyên bố Mỹ đang tái áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế ở mức cao nhất với Iran nhưng ông không đưa ra chi tiết. Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đổi lấy việc Tehran hạn chế chương trình hạt nhân của mình.

Một quan chức Bộ Năng lượng Saudi Arabia cho biết nước này sẽ làm việc với các nhà sản xuất chủ chốt và người tiêu dùng trong và ngoài OPEC để hạn chế ảnh hưởng của bất kỳ tình trạng thiếu hụt nào. “Sau quyết định Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, Saudi Arabia đã khẳng định hỗ trợ sự ổn định của các thị trường dầu mỏ vì lợi ích của nhà sản xuất và người tiêu dùng và tính bền vững của tăng trưởng kinh tế toàn cầu”.

Tổ chức OPEC đang trong thỏa thuận cắt giảm nguồn cung dầu mỏ với các nhà sản xuất ngoài OPEC, điều đó đã khiến xóa đi dư cung toàn cầu và thúc đẩy giá dầu tăng trên 75 USD/thùng, cao nhất kể từ năm 2014. OPEC sẽ nhóm họp vào tháng 6, với dự kiến rộng rãi sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng đến hết năm 2018.

Nhưng sự sụt giảm xuất khẩu tại Iran do Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt, cộng với sản lượng đang sụt giảm tại các nước thành viên khác của OPEC như Venezuela, có nghĩa là việc giảm nguồn cung sẽ lớn hơn đáng kể so với dự định. Điều đó nâng lo lắng giá dầu sẽ tăng nhanh.

Iran sản xuất khoảng 3,8 triệu thùng dầu mỗi ngày và nước này là nhà sản xuất lớn thứ 3 của OPEC sau Saudi Arabia và Iraq. Sản lượng của Iran chiếm khoảng 4% tổng sản lượng toàn cầu.

Khi thỏa thuận hạt nhân của Iran có hiệu lực, xuất khẩu của họ đã tăng lên khoảng 2,5 triệu thùng/ngày, từ chưa được 1 triệu thùng/ngày. Phần lớn lượng dầu này được xuất khẩu sang châu Á, còn châu Âu chỉ nhận khoảng 600.000 thùng/ngày.

Tháng trước, Trump đã cáo buộc OPEC tăng giá dầu một cách giả tạo.

Ngồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Phần quan trọng nhất của thỏa thuận OPEC

Cuộc họp OPEC tại Vienna hồi tháng trước dù tất cả là sự cường điệu, nhưng luôn là một chuyện mờ nhạt. Việc mở rộng cắt giảm nguồn cung được thực hiện nhưng đã được quyết định trước khi các thành..

IEA hạ dự báo nhu cầu dầu khi sự phá hủy nhu cầu xuất hiện trên thị trường

Nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng 1,7 triệu thùng/ngày trong năm nay so với năm 2022, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm thứ Tư, điều chỉnh giảm 100.000 thùng/ngày so với ước tính tăng trưởng nhu cầu do giá cao gây sức ép lên mức tiêu..

Dầu thô thế giới tăng tuần thứ 5 liên tiếp do bất ổn tại Ả Rập Saudi

Thị trường dầu mỏ thế giới chứng kiến tuần tăng thứ năm liên tiếp do tâm lý lo ngại về tình hình bất ổn chính trị tại Trung Đông có thể khiến nguồn cung dầu bị gián đoạn. 
Tính ..

Xuất khẩu dầu của Iraq tăng trưởng nhờ nhu cầu mạnh mẽ ở châu Á

Đây là thời điểm tốt nhất và cũng là xấu nhất đối với thị trường dầu mỏ Iraq hiện nay. Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabbar al-Luaibi cho biết trong tuần này rằng các mỏ dầu của Iraq ở phía nam nước này ..