Saudi Arabia có thể nâng sản lượng dầu sau khi Mỹ rời khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

 

Saudi Arabia cho biết họ có thể nâng sản lượng dầu của mình để bù cho khả năng thiếu hụt nguồn cung do các lệnh trừng phạt mới với Tehran, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Giá dầu đã được hỗ trợ bởi dự đoán Trump sẽ rút khỏi thỏa thuận này, điều đó có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu dầu thô của Iran và gây căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông, nơi cung cấp 1/3 lượng dầu hàng ngày của thế giới.

Ngày 8/5, Tổng thống Trump đã tuyên bố Mỹ đang tái áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế ở mức cao nhất với Iran nhưng ông không đưa ra chi tiết. Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đổi lấy việc Tehran hạn chế chương trình hạt nhân của mình.

Một quan chức Bộ Năng lượng Saudi Arabia cho biết nước này sẽ làm việc với các nhà sản xuất chủ chốt và người tiêu dùng trong và ngoài OPEC để hạn chế ảnh hưởng của bất kỳ tình trạng thiếu hụt nào. “Sau quyết định Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, Saudi Arabia đã khẳng định hỗ trợ sự ổn định của các thị trường dầu mỏ vì lợi ích của nhà sản xuất và người tiêu dùng và tính bền vững của tăng trưởng kinh tế toàn cầu”.

Tổ chức OPEC đang trong thỏa thuận cắt giảm nguồn cung dầu mỏ với các nhà sản xuất ngoài OPEC, điều đó đã khiến xóa đi dư cung toàn cầu và thúc đẩy giá dầu tăng trên 75 USD/thùng, cao nhất kể từ năm 2014. OPEC sẽ nhóm họp vào tháng 6, với dự kiến rộng rãi sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng đến hết năm 2018.

Nhưng sự sụt giảm xuất khẩu tại Iran do Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt, cộng với sản lượng đang sụt giảm tại các nước thành viên khác của OPEC như Venezuela, có nghĩa là việc giảm nguồn cung sẽ lớn hơn đáng kể so với dự định. Điều đó nâng lo lắng giá dầu sẽ tăng nhanh.

Iran sản xuất khoảng 3,8 triệu thùng dầu mỗi ngày và nước này là nhà sản xuất lớn thứ 3 của OPEC sau Saudi Arabia và Iraq. Sản lượng của Iran chiếm khoảng 4% tổng sản lượng toàn cầu.

Khi thỏa thuận hạt nhân của Iran có hiệu lực, xuất khẩu của họ đã tăng lên khoảng 2,5 triệu thùng/ngày, từ chưa được 1 triệu thùng/ngày. Phần lớn lượng dầu này được xuất khẩu sang châu Á, còn châu Âu chỉ nhận khoảng 600.000 thùng/ngày.

Tháng trước, Trump đã cáo buộc OPEC tăng giá dầu một cách giả tạo.

Ngồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bản tin video sáng ngày 22-12-21: WTI tăng giá giữa bối cảnh biến động cuối năm | Hoanghungpetro.com.vn

Giá dầu chốt tăng hôm thứ Ba do sự cải thiện về khẩu vị rủi ro đã giúp thu hồi tất cả các khoản lỗ của phiên trước đó. Nhưng sự biến động cuối năm và sự trỗi dậy của các ca nhiễm Covid thông qua biến thể Omicron có nghĩa là những người tham gia thị t..

Petrolimex đầu tư hơn 1.000 tỉ vào bán lẻ, “đấu” xăng dầu ngoại

Lãnh đạo Petrolimex ngày 19-12 cho biết việc chuẩn bị cho sự cạnh tranh thời gian tới, đặc biệt với đối thủ xăng dầu ngoại, đã được tiến hành hàng chục năm và tập đoàn sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng v

Chênh lệch giá giảm của WTI với Brent đang thu hẹp lại, tao ra sức ép lên dầu xuất khẩu của Mỹ

Chênh lệch giá của dầu thô Mỹ giảm giá đáng kể so với giá dầu quốc tế là yếu tố chính trong bùng nổ xuất khẩu của Mỹ nhưng sự chênh lệch giá này đã thu hẹp trong ..

Hơn 1 triệu tấn xăng dầu nhập khẩu vào kho ngoại quan Vân Phong

Công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với kho ngoại quan xăng dầu Vân Phong (Khánh Hòa) đang được triển khai hiệu quả, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK mặt hàng xăng dầu qua kho ngoại quan xăng..