Dư thừa dầu toàn cầu gần như không còn

Theo số liệu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), dư thừa dầu toàn cầu gần như đã được xóa bỏ nhờ tác động của thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu do OPEC và Nga dẫn đầu và nhu cầu dầu toàn cầu tăng lên.

Theo báo cáo của OPEC công bố hôm 14-5, trong tháng 3-2018, lượng dầu thô dự trữ ở các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã giảm xuống rất nhiều lần, cụ thể, so với mức trung bình của năm năm thì lượng dự trữ hiện nay chỉ cao hơn 9 triệu thùng. Trong khi đó, vào tháng 1-2017, mức dự trữ cao hơn mức trung bình của năm năm đến 340 triệu thùng. 

OPEC cho biết sẵn sàng can thiệp để bình ổn thị trường dầu nếu nguồn cung bị ảnh hưởng do các diễn biến địa chính trị. Ảnh: Business Day Online.

Mục tiêu chính của thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu giữa OPEC và Nga cùng một số nước sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC (được thực hiện từ đầu năm 2017) là giảm lượng dầu dư thừa trong các kho dự trữ của OECD về bằng mức trung bình năm năm. Số liệu mà OPEC mới công bố cho thấy mục tiêu này sắp đạt được.

Báo cáo cũng cho biết, OPEC cắt giảm sản lượng mạnh hơn mức cam kết. Sản lượng dầu của OPEC chỉ tăng 12.000 thùng/ngày, lên mức 31,93 triệu thùng/ngày trong tháng 4-2018, tức thấp hơn gần 800.000 thùng/ngày so với sản lượng dầu mà thế giới cần OPEC cung cấp trong năm nay.

Trong tháng 4, Arab Saudi, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã cắt giảm sản lượng 39.000 thùng/ngày về mức 9,868 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 1-2017.

Theo OPEC, tăng trưởng nhu cầu dầu vững mạnh trên toàn cầu nhờ nền kinh tế thế giới khởi sắc cũng đã góp phần loại bỏ tình trạng dư thừa dầu. OPEC ước tính nhu cầu dầu của toàn cầu trong năm 2018 sẽ tăng thêm 1,65 triệu thùng/ngày so với năm ngoái.

“Trong tháng 4, thị trường dầu được hỗ trợ bởi các vấn đề địa chính trị quay trở lại, lượng dầu dữ trữ bị thu hẹp và nhu cầu vững mạnh của toàn cầu”, báo cáo của OPEC cho biết.

Nguồn cung dầu ngoài OPEC sẽ tăng thêm 1,72 triệu thùng/ngày trong năm nay, chủ yếu do các công ty dầu đá phiến Mỹ đẩy mạnh khai thác để tận dụng giá dầu đang ở mức cao.

Song OPEC dự báo tăng trưởng nguồn cung dầu toàn cầu trong tương lai sẽ gặp những cản lực, chẳng hạn như tốc độ đầu tư quá chậm của các công ty dầu khí truyền thống và mức đầu tư dự kiến sẽ sụt giảm trong ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ khi nguồn tiền vay có mức lãi suất thấp không còn.

Trước các lo ngại nguồn cung dầu toàn cầu sẽ càng bị siết chặt hơn do Mỹ tái trừng phạt Iran, theo OPEC, tổ chức này và các nước đồng minh ngoài OPEC sẵn sàng can thiệp để giúp ổn định thị trường dầu nếu các diễn biến địa chính trị tác động tiêu cực đến nguồn cung.

Nguồn tin: thesaigontimes.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay – 22/6: Dầu thô diễn biến trái chiều

Ghi nhận vào 8h sáng nay – 22/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô thế giới diễn biến trái chiều, dầu WTI của Mỹ tăng trong khi dầu thô Brent lại giảm.
Giá xăng dầu thế giới
Dữ liệu từ oilprice cho thấy, lúc 8h ngày 22/6 (giờ Việt Nam), giá dầu t..

Mười nước có thể tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng OPEC

Mười nước phi thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, mà chưa tham gia cắt giảm sản lượng dầu, sẽ tham dự cuộc họp của OPEC tại Vienna vào ngày 30 tháng 11 để thảo luận về việc tăng số ..

Sự kiện IPO của công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới tác động gì đến các thị trường?

Giá trị chính xác của Công ty Saudi Aramco tính theo USD còn nhiều tranh cãi nhưng việc niêm yết của công ty dầu lớn nhất thế giới này sẽ là vô giá đối với Ả-rập X..

Tăng thuế, tăng nỗi lo

    Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Luât Sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó dự kiến mức thuế BVMT với xăng, dầu sẽ tăng lên.
Cụ thể, theo dự kiến, mặt h