Dòng chảy phương Bắc 2 vẫn chảy

Ngày 26/5, quyền Trưởng phái bộ Mỹ tại Liên minh châu Âu (EU) Adam Shub đã kêu gọi các nước thành viên EU ngăn chặn việc thực hiện dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) và thay vào đó ủng hộ việc dẫn khí đốt của Nga thông qua Ukraine.

Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 tại Lubmin, Đức (Nguồn: AFP/TTXVN).

Ông Shub kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên EU tham gia vào tập hợp các nước hai bờ Đại Tây Dương phản đối Nord Stream 2 và ủng hộ phương án khí đốt được quá cảnh Ukraine trong tương lai.

Dự án Nord Stream 2 dự tính xây dựng 2 đường ống dẫn khí đốt chạy từ bờ biển Nga, qua biển Baltic và đến một trung tâm ở Đức mà không qua Ukraine.

Dự án là một liên doanh của các tập đoàn Gazprom (Nga), Engie (Pháp), OMV AG (Áo), Royal Dutch Shell (Anh) và Uniper and Wintershall (Đức).

Để ngăn chặn ảnh hưởng của Nga thông qua việc cung cấp nhiên liệu cho EU, Mỹ đã liên tục cản trở việc thực hiện dự án này.

Đặc biệt, Washington đã đưa ra một điều luật nhằm chống lại việc xây dựng đường ống Nord Stream 2, đó là luật chống lại các kẻ thù của Mỹ.

Chính quyền Mỹ tuyên bố dự án Nord Stream 2 đe dọa an ninh năng lượng của EU, đồng thời gợi ý xuất khẩu năng lượng của Mỹ sang thị trường châu Âu để đảm bảo an ninh năng lượng cho các đồng minh.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 17/5, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier đã đưa ra cảnh báo cứng rắn đối với Mỹ về những nguy cơ của việc theo đuổi chính sách “nước Mỹ trước tiên”, cáo buộc Washington tìm cách ngăn cản đường ống dẫn khí đốt Nga – Đức để hỗ trợ xuất khẩu khí đá phiến của Mỹ.

Cảnh báo này được đưa ra trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh trong ngày 18/5 giữa Thủ tướng Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo ông Altmaier, khí đá phiến đắt hơn nhiều so với khí đốt qua đường ống, vì vậy việc ngăn cản Dòng chảy phương Bắc 2 chỉ nhằm đảm bảo cho xuất khẩu khí đá phiến của Mỹ.

Bộ trưởng Kinh tế Đức nhấn mạnh :”Mỹ là bạn và là đối tác của chúng tôi, và chúng tôi muốn bảo vệ các giá trị chung. Tuy nhiên nếu với chính sách nước Mỹ trước tiên họ đặt lợi ích kinh tế của họ lên trước lợi ích của các nước khác, khi đó họ phải lường trước châu Âu sẽ xác định rõ lợi ích của mình và đấu tranh cho lợi ích đó.”

Đáp lại, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách năng lượng Sandra Oudrirk tuyên bố ngay tại Berlin rằng Mỹ có thể trừng phạt các công ty, kể cả các công ty châu Âu tham gia dự án Dòng chảy phương Bắc 2.

Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ không dễ gì khiến các nước châu Âu thay đổi thái độ.

Ngày 21/5, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev cho biết nước này đang xem xét khả năng nhận khí đốt trực tiếp từ Nga thông qua Biển Đen.

“Tôi hy vọng rằng các chính phủ của chúng ta (EU và Bulgaria) sẽ xem xét khả năng cung cấp khí đốt trực tiếp từ Nga qua Biển Đen. Nga luôn là đối tác chiến lược trong lĩnh vực năng lượng, là nhà cung cấp khí đốt, dầu mỏ và nhiên liệu hạt nhân, cũng như từng là nước đã giúp hiện đại hóa và hỗ trợ năng lực hạt nhân của Bulgaria”- Tổng thống Rumen Radev nói.

Nguồn tin: daidoanket.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nhập khẩu xăng dầu: Cựu Bộ trưởng cảnh báo hệ lụy “mua giá cao, hưởng thuế thấp”

Thuế nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam không cùng một mức đối với các thị trường nên nhiều doanh nghiệp (DN) chọn nhập từ những nước có mức thuế thấp nhất. Điều này dễ sinh hệ quả, DN nhập khẩu xăng dầu lã..

Bản tin video ngày 29-08-22: Dầu tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, giá khí đốt kỉ lục thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu | Hoanghungpetro.com.vn

Giá dầu thô kỳ hạn trong phiên giao dịch ngày thứ Hai cao hơn một chút do giá tiếp tục được hỗ trợ sau khi các thành viên OPEC đưa ra dấu hiệu cắt giảm sản lượng, trong khi những tranh cãi về các chi tiết đã thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa Iran và cộ..

Nguy cơ địa chính trị và gián đoạn sản xuất

Rủi ro địa chính trị đã trở lại thị trường dầu mỏ và là một lý do chính khiến giá cả đã hồi phục lên trên 60 USD/thùng. Điều rõ ràng chính là t

Goldman Sachs: Tồn kho dầu toàn cầu có thể sẽ tiếp tục giảm

Goldman Sachs dự báo dự trữ dầu thô toàn cầu sẽ tiếp tục giảm do cắt giảm sản lượng và tăng trưởng mạnh mẽ trong nhu cầu, mặc dù tồn kho có thể tăng ở Hoa Kỳ.
“Với dự báo tăng trưởng năm 2017 của ch